"Sẽ khó để chúng ta chứng kiến một thương vụ trị giá hàng triệu đô với các dịch vụ Web 2.0 của Việt Nam mặc dù ít nhiều trong số chúng chiếm được một lượng người dùng. Chúng ta chưa nghĩ ra một cái gì mới mẻ thì đến thời của Web 3.0, chúng ta sẽ có chăng?"
Chẳng còn gì phải nhắc nhiều về những thành công của thế hệ Web 2.0 hiện nay. Thành công ấy mặc dù được thổi phồng bởi những hãng truyền thông đầu sỏ nhưng nhìn vào kết quả thì ai cũng phải gật gù. Web mang nhiều tính đại chúng và Web 2.0 tạo ra cộng đồng có dấu ấn cá nhân cùng cái tôi "to vật vã".
Hãy ngoái lại nhìn
Theo bạn, sức mạnh của Web 2.0 mang lại là từ công nghệ hay từ dữ liệu? Công nghệ thì có đóng góp của AJAX là điển hình, dữ liệu thì nhờ có sự tham gia mạnh mẽ của người dùng. Ai hơn ai?
Theo tôi, thành công của Web 2.0 bắt nguồn từ ý tưởng. Ý tưởng về tổ hợp Asynchronous JavaScript và XML để tạo thành giải pháp trao đổi dữ liệu nhanh hơn với Server, ý tưởng về YouTube cho việc chia sẻ video, về Flickr cho phòng trưng bày ảnh, về Gmail cho mail client trở lên sinh động, về MySpace hay Facebook cho mạng xã hội, ý tưởng về blog dành cho những kẻ thích viết lách, và vân vân những ý tưởng khác nữa.
Một ý tưởng phát triển, kinh doanh là khởi nguồn của mọi thành công. Dĩ nhiên, một thành công hội tụ nhiều nhân tố nhưng dấu ấn sáng tạo là điểm lớn nhất của Web 2.0. Trong thời đại mọi thứ đều có thể copy, ý tưởng mới có khi trị giá đến vài trăm triệu hoặc hàng chục tỉ đô cho một thương vụ mua bán – điều mà không ít người nghĩ đến sau khi quả bóng dotcom xì hơi.
Một ý tưởng nằm trong đầu thì còn có thể giữ kín ở khoảng thời gian nhất định. Nhưng khi nó được triển khai, sẽ rất nhanh chóng có kẻ copy toàn bộ ý tưởng đó và thành công trước bạn. Bởi lẽ đó, phần lớn những dịch vụ của Web 2.0 được triển khai rất nhanh và cũng được lăng xê rất nhanh. Người ta sẽ ít chọn Java, ASP.net,... mà phần lớp dùng những Scripting language như PHP để cấp tốc hiện thực hóa ý tưởng của mình. Chúng hướng đến dịch vụ cho người dùng đầu cuối nên xét về yếu tố kỹ thuật, không đòi hỏi độ khó mà cần độ nhanh, nhạy để chiếm lĩnh thị trường trước khi người khác bắt đầu.
Nhanh là đặc tính thể hiện trên cả phương diện kỹ thuật lẫn phương thức kinh doanh trong những thành công ở Web 2.0.
Người Việt – trâu chậm uống nước đục?
Sao chép và hoàn thiện điểm mạnh của người Á Châu trong đó bao gồm cả người Việt. Ở lĩnh vực Web, chúng ta đã không có những sáng tạo thực sự mà thường sao chép ý tưởng của thế giới để triển khai cộng đồng người dùng Việt Nam. Không bàn về mặt trình độ công nghệ bởi đó không phải là lý do chính giải thích cho sự chậm chân trong sáng tạo thời Web 2.0. Như đã nói ở trên, phần lớn các dịch vụ Web 2.0 thành công không đòi hỏi nhiều về độ khó.
Sự chậm chân và thiếu sáng tạo có thể đổ thừa cho tính ăn chắc, mặc bền trong nền văn hóa, có thể đổ thừa cho môi trường giáo dục phao – chép, đổ thừa bản tính khiêm tốn quá hóa tự ti,... Và rồi chúng ta chứng kiến đồng loạt những dịch vụ Web 2.0 “thuần Việt” ra đời muộn màng. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, Việt Nam có các dịch vụ chia sẻ ảnh, viết blog, video, nhạc, mạng xã hội,... giống như trăm hoa đua nở. Liệu rằng những bông hoa ấy có kết thành trái ngon, quả ngọt?
Ai dám nghĩ?
Sao chép chưa chắc đã là tội nhưng nếu mình sao chép ý tưởng được thì người khác cũng có thể sao chép. Thành công ở trên thế giới không có nghĩa sẽ thành công ở Việt Nam. Internet đã san phẳng địa cầu, những dịch vụ cho người Mỹ thì người Việt cũng có thể dùng. Văn hóa ư, khó mà ghi điểm với chia sẻ ảnh, video, blog, wiki hay mạng cộng đồng. Đặc biệt, tâm lý xính hàng ngoại, một dịch vụ Web 2.0 của Việt Nam đừng hòng chiếm lĩnh phần lớn thị trường Việt Nam.
Vì vậy mà chúng ta rất cần sáng tạo, để có được những thành công không đòi hỏi nhiều công nghệ.
Trong thời Web 2.0, trước khi copy mô hình dịch vụ của nước ngoài, ít có công ty nào khảo sát để sáng tạo hứa hẹn thành công. Hầu hết đó là sao chép nguyên bản được son phấn với sắc màu lòe loẹt á đông. Nói hầu hết, nghĩa là còn sót lại một vài dịch vụ ở một vài nơi ghi điểm “phù hợp với văn hóa Việt Nam”. Nhưng những điểm sáng tạo đó chỉ là lòe bịp hoặc ít tác dụng, nhỏ lẻ nên không mấy hấp dẫn người dùng. Ở Việt Nam, người ta vẫn viết blog trên Yahoo 360, tìm kiếm bằng Google, chia sẻ video bằng Youtube, định nghĩa ở Wikipedia,...Sẽ khó để chúng ta chứng kiến một thương vụ trị giá hàng triệu đô với các dịch vụ Web 2.0 của Việt Nam mặc dù ít nhiều trong số chúng chiếm được một lượng người dùng. Hãy sáng tạo và hãy triển khai những ý tưởng dù khả năng thành công chưa tới 5%. Ai dám nào?
Chúng ta chưa nghĩ ra một cái gì mới mẻ thì đến thời của Web 3.0, chúng ta sẽ có chăng?
Nhữ Đình Thuận
Sáng tạo - mấu chốt của web thế hệ thứ 2?
89
Bạn nên đọc
-
Làm thế nào để tắt chế độ kiểm tra chính tả trong Windows 10?
-
LTPO là gì? Nó có tốt hơn AMOLED không?
-
Công thức tính chu vi hình chữ nhật, diện tích hình chữ nhật
-
Intel XeSS là gì? So với Nvidia DLSS như thế nào?
-
Nên dùng PowerShell hay Command Prompt?
-
Công thức tính diện tích hình lập phương, thể tích khối lập phương
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách gửi tin nhắn SMS từ máy tính
Hôm qua 1 -
Duolingo Math
-
Cách sửa lỗi Excel chạy chậm trên Windows
Hôm qua -
Cách đổi tiếng Việt LOL VNG, đổi tiếng Việt LMHT VNG
Hôm qua 14 -
Cách đổi tài khoản Tiểu Yêu Tầm Đạo
Hôm qua -
Cách bật chế độ Internet Explorer trên Microsoft Edge
Hôm qua -
Minecraft: Chi tiết phiên bản cập nhật mới 1.20
Hôm qua 6 -
Cách tạo USB MultiBoot bằng Ventoy, tạo USB Boot cực dễ bằng Ventoy
Hôm qua -
5 cách cơ bản để update, cập nhật driver cho máy tính
Hôm qua -
8 cách khắc phục mã PIN Windows không hoạt động trong Windows 10/11
Hôm qua