Khi thực hiện bước nhảy vọt sang máy ảnh DSLR hoặc máy ảnh không gương lật, bạn phải đối mặt với lựa chọn tiếp tục chụp ảnh dưới dạng JPEG hay chuyển sang file RAW. Nhưng định dạng nào là tùy chọn tốt nhất để sử dụng? Trong bài viết này, Quantrimang.com sẽ so sánh RAW và JPEG để giúp bạn đưa ra quyết định.
RAW và JPEG: Định dạng tốt hơn cho ảnh?
File RAW là gì?
Bạn có thể coi file RAW là âm bản kỹ thuật số hoặc giống như những gì bạn có trước khi đưa ảnh vào phòng tối. File RAW chứa tất cả dữ liệu trong ảnh để bạn xử lý sau này.
Các file RAW không có định dạng chuẩn. Gần nhất là định dạng DNG của Adobe. Đây không phải là định dạng mà máy ảnh Nikon, Canon hoặc Sony sử dụng. Một số máy ảnh chụp ở định dạng RAW, nhưng đa số thì không.
Các file RAW yêu cầu những chương trình chuyên biệt để xem hoặc chỉnh sửa chúng. Hai chương trình Adobe, Lightroom và Photoshop, là những ví dụ nổi tiếng nhất. Darktable và RawTherapee là hai tùy chọn miễn phí mà mọi người có thể sử dụng mà không bị hạn chế hoặc phải đăng ký. Hai tùy chọn sau cũng có mã nguồn công khai, vì vậy bất kỳ ai cũng có thể xem cách các ứng dụng được tạo và thực hiện những sửa đổi của riêng mình.
Tại sao nhiều nhiếp ảnh gia yêu thích RAW?
Nhiều người cực kỳ yêu thích RAW. Một số thậm chí còn nêu rõ lý do bạn nên chụp ở định dạng RAW. Dưới đây là một số lý do lớn khiến định dạng RAW có rất nhiều người ủng hộ.
File RAW lưu trữ được nhiều dữ liệu hơn
Các file RAW lưu trữ tất cả dữ liệu mà máy ảnh nắm bắt được khi bạn chụp ảnh. Các file này được coi là định dạng lossless, giống như file âm thanh WAV hoặc FLAC. Khi chụp ở định dạng RAW, bạn giữ được tất cả các chi tiết mà máy ảnh nắm bắt được.
File RAW tốt hơn cho việc chỉnh sửa
Vì các file RAW chưa được xử lý, nên công việc của bạn là xử lý chúng. Bạn có thể lấy tất cả dữ liệu mà máy ảnh lưu trữ và xem hình ảnh có thể trở thành gì. Sự tự do này cho phép bạn khôi phục các chi tiết từ những vùng sáng hoặc tối của ảnh.
Về mặt kỹ thuật, bạn không chỉnh sửa hình ảnh hiện có. Thay vào đó, bạn nói với máy tính cách sắp xếp dữ liệu bạn đã thu thập được để tạo hình ảnh.
Bạn giữ dữ liệu ảnh gốc
Trình chỉnh sửa hình ảnh thao tác với các file RAW cũng được gọi là trình chỉnh sửa hình ảnh không phá hủy. Lý do là vì chúng không thực hiện thay đổi đối với file gốc. Chúng lưu bất kỳ chỉnh sửa nào bạn thực hiện vào một file riêng biệt và khi thực hiện xong, bạn xuất hình ảnh của mình sang định dạng khác (rất có thể là JPEG). Lưu ý, các trình chỉnh sửa không phá hủy cũng có thể giữ nguyên các file JPEG gốc, nhưng những chương trình xử lý hình ảnh khác thì không.
Nhược điểm của file RAW
Các file RAW rất tuyệt vời, nhưng chúng không phải là không có nhược điểm.
File RAW có quy trình làm việc chậm hơn
Bạn phải chuyển đổi các file RAW thành định dạng khác trước khi có thể gửi chúng đến máy in, đưa chúng đến tay các thành viên gia đình qua email hoặc chia sẻ chúng với những người theo dõi trên mạng xã hội.
Điều này có nghĩa là bạn phải ngồi trước máy tính, chờ hình ảnh được nhập, chỉnh sửa và chúng chờ chúng xuất sang định dạng khác. Theo thời gian, bạn có thể tăng tốc quá trình này, nhưng vẫn thể nhanh như việc hình ảnh sẵn sàng để sử dụng ngay sau khi ra khỏi máy ảnh.
Bạn cần biết cách xử lý ảnh RAW
Để tận dụng tối đa các định dạng RAW, bạn cần biết cách xử lý hình ảnh bằng chương trình như Darktable. Điều đó có nghĩa là cần có sự hiểu biết về những khái niệm nhiếp ảnh khác nhau như phơi sáng, cân bằng trắng và dải tần nhạy sáng (dynamic range).
Trình chỉnh sửa hình ảnh bạn đã chọn có thể tự động điều chỉnh các khía cạnh trên hình ảnh. Nếu không thực hiện các điều chỉnh của riêng mình, bạn có thể có thể chọn những cài đặt xử lý do nhà sản xuất máy ảnh thiết kế và thử nghiệm. Và nếu trình xem ảnh hỗ trợ các file RAW, bạn có thể thấy rằng tất cả những hình ảnh chưa được xử lý đó trông khá buồn tẻ.
File RAW yêu cầu thêm dung lượng lưu trữ
Các file RAW lưu tất cả dữ liệu mà máy ảnh đã chụp, vì vậy việc sử dụng chúng gần giống với việc lưu tất cả hình ảnh dưới dạng JPEG ở cài đặt chất lượng hình ảnh và độ phân giải cao nhất (nhưng vẫn lớn hơn một chút). Nếu chọn cài đặt RAW + JPEG để lưu ảnh đồng thời ở cả 2 định dạng, thì bạn sẽ sử dụng nhiều dung lượng hơn trên thẻ nhớ, máy tính hoặc tài khoản lưu trữ đám mây.
Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn để chờ các file được chuyển và kết quả là có thể cần phải chi nhiều tiền hơn.
JPEG là gì?
JPEG là viết tắt của Joint Photographic Experts Group. Đây là nhóm đã tạo ra tiêu chuẩn JPEG vào năm 1992.
Kể từ đó, định dạng JPEG đã trở thành tiêu chuẩn để chụp và chia sẻ ảnh kỹ thuật số. Máy ảnh “point and shoot”, điện thoại thông minh và điện thoại nắp gập đều lưu ảnh ở định dạng này. Khi xem một bức ảnh trong trình duyệt web, rất có thể là bạn đang tìm kiếm một file JPEG. Tất cả những hình ảnh được đưa vào bài đăng này là JPEG.
Những lý do để yêu thích JPEG
Có khá nhiều lý do các file JPEG thường được sử dụng ở mọi nơi.
JPEG đã sẵn sàng để sử dụng
Các file JPEG đã sẵn sàng để xem, in và chia sẻ từ thời điểm bạn chụp chúng. Máy ảnh thực hiện tất cả các thao tác xử lý cho bạn. JPEG tương đương với việc chụp ảnh bằng máy ảnh Polaroid và có một bức ảnh bạn có thể trao cho người khác trong giây lát. Ngoại trừ JPEG, bạn có thể chụp ảnh chất lượng cao để sử dụng trong phòng trưng bày nghệ thuật hoặc trên bảng quảng cáo.
JPEG có thể mở ở mọi nơi
Khi lưu ảnh dưới dạng JPEG, bạn có thể yên tâm khi biết rằng mình có thể xem chúng trên bất kỳ thiết bị nào, bằng bất kỳ chương trình nào bạn muốn. Điều này cho phép bạn tự do hơn trong việc chọn bất kỳ trình quản lý hoặc chương trình xử lý ảnh yêu thích nào, bao gồm nhiều chương trình được thiết kế cho các file RAW. Điều này cũng đúng với những người nhận được hình ảnh của bạn.
JPEG là lựa chọn tốt hơn để chụp ảnh nhanh
Khi tác nghiệp trong một sự kiện biểu diễn hoặc thể thao, bạn có thể thấy mình có xu hướng chụp bằng JPEG, ngay cả khi nó không phải là lựa chọn ưa thích của bạn. Điều đó một phần vì các file RAW lớn mất nhiều thời gian hơn để lưu vào thẻ nhớ. Nếu bạn chụp một vài bức ảnh liên tiếp, máy ảnh có thể gặp vấn đề khi cố lưu tất cả những hình ảnh đó. Bạn có thể bỏ lỡ những shot hình muốn chụp trong những khoảnh khắc quý giá.
Tại sao không phải tất cả mọi người đều lựa chọn JPEG?
JPEG rất phổ biến, có một vài lý do chính khiến nhiều nhiếp ảnh gia không tin tưởng vào định dạng này trong quy trình làm việc của mình.
JPEG là một định dạng lossy
JPEG dễ dàng chia sẻ và mở ở mọi nơi, kể cả trên web. Điều đó có nghĩa là JPEG tạo ra sự cân bằng phù hợp giữa việc tạo ra một hình ảnh đẹp mắt và một file dung lượng nhỏ. Nhưng cũng chính vì hình ảnh bị nén, bạn có thể làm giảm chất lượng của chúng.
JPEG không lưu trữ tất cả dữ liệu
JPEG không thể lưu giữ tất cả thông tin mà máy ảnh có khả năng nắm bắt. Định dạng này không thể lưu trữ nhiều màu sắc, vì vậy, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt về sắc thái hoặc tông màu so với những gì bạn có thể thấy trong phiên bản RAW. Hình ảnh được chụp ở định dạng JPEG cũng có thể mất thêm chi tiết trong phần cực kỳ sáng hoặc tối của một bức ảnh.
JPEG được xử lý bởi máy ảnh
JPEG là một phiên bản hoàn thiện của một hình ảnh. Mặc dù có thể chỉnh sửa JPEG, nhưng bạn sẽ thực hiện các thay đổi vĩnh viễn cho file, trừ khi lưu dưới dạng bản sao mới. Một số thay đổi có thể thực hiện mà không cần chủ động thao tác với ảnh.
So sánh RAW và JPEG
Vậy cái nào là tùy chọn tốt nhất? RAW hay JPEG? Điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tại sao bạn chụp ảnh, chụp ở đâu và trong những điều kiện nào?
Ví dụ, nếu đang chụp ảnh buổi hòa nhạc để in trên tạp chí, bạn có thể muốn chụp ở định dạng RAW. Điều kiện ánh sáng không thuận lợi có thể yêu cầu bạn xử lý hình ảnh theo cách thủ công để có được bất kỳ bức ảnh đẹp nào. Nhưng nếu bạn đang chụp ảnh sự kiện có nhịp độ nhanh, động vật đang di chuyển hoặc trẻ em chạy xung quanh, thì bạn có thể đánh giá cao những gì nhận được với JPEG.
Ngoài ra, nếu việc ngồi trước máy vi tính và tinh chỉnh hình ảnh khiến bạn cảm thấy không mấy dễ chịu, hãy lựa chọn JPEG. Nhưng nếu đó là phần yêu thích của bạn, hãy chọn RAW.
Cuối cùng, nếu bạn muốn chụp những bức ảnh tuyệt vời, có những khía cạnh quan trọng hơn định dạng file bạn chọn. Trước tiên, bạn cần phải nắm vững các yếu tố cần thiết, chẳng hạn như học cách sáng tác một bức ảnh.
Chúc bạn chụp được thật nhiều bức ảnh đẹp!