Tìm hiểu về Parallel ATA (PATA)

PATA, viết tắt của Parallel ATA, là một tiêu chuẩn IDE để kết nối các thiết bị lưu trữ như ổ cứng và ổ quang với bo mạch chủ. PATA thường đề cập đến các loại cáp và kết nối tuân theo tiêu chuẩn này.

Điều quan trọng cần lưu ý là thuật ngữ Parallel ATA từng được gọi đơn giản là ATA. ATA trước đây được đổi tên thành Parallel ATA khi chuẩn Serial ATA (SATA) mới hơn ra đời.

PATA là một tiêu chuẩn IDE để kết nối các thiết bị lưu trữ với bo mạch chủ
PATA là một tiêu chuẩn IDE để kết nối các thiết bị lưu trữ với bo mạch chủ

Lưu ý: Mặc dù PATA và SATA đều là chuẩn IDE, cáp và đầu nối PATA (trước đây là ATA) thường được gọi đơn giản là cáp và đầu nối IDE. Đó không phải là một cách sử dụng chính xác nhưng vẫn rất phổ biến.

Mô tả vật lý về cáp & đầu nối PATA

Cáp PATA là cáp dẹt với đầu nối 40 chân ở hai phía của cáp.

Một đầu của cáp cắm vào một cổng trên bo mạch chủ, thường có nhãn IDE và đầu kia cắm vào mặt sau của thiết bị lưu trữ, như ổ cứng.

Một số cáp có thêm đầu nối PATA ở giữa cáp để kết nối với một thiết bị khác như ổ cứng PATA hoặc ổ quang.

Cáp PATA có các thiết kế 40 dây hoặc 80 dây. Các thiết bị lưu trữ PATA mới hơn yêu cầu sử dụng cáp 80 dây có khả năng cao hơn để đáp ứng những yêu cầu tốc độ nhất định. Cả hai loại đều có 40 chân và trông gần giống nhau, vì vậy việc phân biệt chúng có thể hơi khó khăn. Thông thường, các đầu nối trên cáp 80 dây sẽ có màu đen, xám và xanh lam, trong khi đầu nối cáp 40 dây sẽ chỉ có màu đen.

Thông tin thêm về cáp & đầu nối PATA

Ổ ATA-4, hoặc ổ UDMA-33, có thể truyền dữ liệu với tốc độ tối đa 33MB/s. Thiết bị ATA-6 hỗ trợ tốc độ lên đến 100MB/s và có thể được gọi là ổ PATA/100.

Chiều dài tối đa cho phép của cáp PATA là 18 inch (457mm).

Molex là đầu nối nguồn cho ổ cứng PATA. Kết nối này là kết nối mở rộng ra khỏi nguồn cung cấp cho thiết bị PATA để lấy điện năng.

Bộ chuyển đổi cáp

Bạn có thể cần sử dụng thiết bị PATA cũ hơn trong hệ thống mới chỉ có cáp SATA. Hoặc, bạn có thể cần làm ngược lại và sử dụng thiết bị SATA mới hơn trên máy tính cũ chỉ hỗ trợ PATA. Có thể bạn muốn kết nối ổ cứng PATA với máy tính để chạy quét virus hoặc sao lưu file.

Bạn cần một adapter cho những chuyển đổi đó:

Hãy dùng bộ chuyển đổi đầu nối nguồn SATA sang Molex để sử dụng thiết bị PATA cũ hơn với nguồn điện sử dụng kết nối cáp 15 chân. Bộ chuyển đổi cáp nguồn SATA sang Molex LP4 của StarTech sẽ hoạt động tốt cho việc này.

Sử dụng bộ chuyển đổi Molex sang SATA để kết nối thiết bị SATA với nguồn điện cũ hơn, chỉ hỗ trợ các thiết bị PATA có kết nối nguồn 4 chân. Bạn có thể sử dụng một cái gì đó tương tự như cáp chuyển đổi Molex sang SATA Female này để làm cho đầu nối Molex hoạt động với thiết bị SATA.

Sử dụng bộ chuyển đổi IDE sang USB để kết nối ổ cứng PATA với máy tính thông qua USB. Một ví dụ là cáp chuyển đổi ổ C2G IDE hoặc Serial ATA.

Ưu và nhược điểm của PATA so với SATA

Vì PATA là một công nghệ cũ, nên hầu hết các cuộc thảo luận về PATA và SATA sẽ nghiêng về hệ thống cáp và thiết bị SATA mới hơn.

Cáp PATA thực sự lớn so với cáp SATA. Điều này khiến việc buộc và quản lý hệ thống cáp trở nên khó khăn hơn khi nó nằm đè lên các thiết bị khác. Một lưu ý tương tự, cáp lớn khiến các thành phần máy tính khó hạ nhiệt hơn vì luồng không khí phải di chuyển xung quanh cáp lớn hơn (điều này không trở thành vấn đề với cáp SATA mỏng hơn).

Cáp PATA cũng đắt hơn cáp SATA bởi vì chi phí sản xuất cáp này sẽ cao hơn. Điều này đúng ngay cả khi cáp SATA mới hơn.

Một lợi ích khác của SATA so với PATA là các thiết bị SATA hỗ trợ việc thay thế nhanh (hot swap), có nghĩa là bạn không phải tắt thiết bị trước khi rút phích cắm. Nếu bạn cần tháo ổ cứng PATA vì bất kỳ lý do gì, trước tiên bạn cần thực sự tắt toàn bộ máy tính.

Một lợi thế mà cáp PATA có so với cáp SATA là chúng có thể cho phép hai thiết bị được gắn vào cáp cùng một lúc. Một được gọi là thiết bị 0 (chính) và thiết bị còn lại 1 (phụ). Ổ cứng SATA chỉ có hai điểm kết nối - một cho thiết bị và một cho bo mạch chủ.

Một quan niệm sai lầm phổ biến về việc sử dụng hai thiết bị trên một cáp là cả hai sẽ chỉ hoạt động tương đương với tốc độ của thiết bị chậm nhất. Tuy nhiên, các thiết bị ATA adapter hiện đại hỗ trợ tính năng được gọi là Independent Device Timing, cho phép cả hai thiết bị truyền dữ liệu ở tốc độ tốt nhất (tất nhiên, chỉ tối đa tới tốc độ được cáp hỗ trợ).

Các thiết bị PATA được hỗ trợ bởi các hệ điều hành thực sự cũ như Windows 98 và 95, trong khi các thiết bị SATA thì không. Ngoài ra, một số thiết bị SATA yêu cầu một driver thiết bị nhất định để hoạt động đầy đủ.

Thiết bị eSATA là thiết bị SATA ngoài có thể kết nối với mặt sau của máy tính một cách dễ dàng bằng cáp SATA. Tuy nhiên, cáp PATA chỉ được phép dài 18 inch, điều này gây khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói là không thể sử dụng thiết bị PATA ở bất kỳ đâu ngoại trừ bên trong case máy tính.

Vì lý do này mà các thiết bị ePATA sử dụng một công nghệ khác như USB để thu hẹp khoảng cách.

Thứ Bảy, 28/11/2020 12:46
58 👨 1.251
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản