Nên chọn máy tính, laptop như thế nào cho phù hợp?

Dựa vào kinh nghiệm, nhu cầu và túi tiền của người mua!

Năm học mới đã bắt đầu, các bạn học sinh, sinh viên nô nức nhập trường, và đi kèm theo đó là nhu cầu sử dụng máy tính như 1 công cụ hỗ trợ việc học tập, nghiên cứu không thể thiếu. Ngày hôm nay, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu, chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm hữu ích khi chọn mua 1 chiếc máy tính sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng!

1. Chọn theo thương hiệu:

Trong vòng 10 năm trở lại đây, Việt Nam đã trở thành cái tên thu hút rất nhiều ông lớn sản xuất và phân phối laptop trên thế giới. Chúng ta có thể dễ dàng thấy có đủ loại thương hiệu laptop tràn ngập thị trường như: Acer, Asus, Dell, Lenovo, HP... đến các nhãn hiệu sang trọng như MacBook, Alienware...

Thực ra việc chọn theo thương hiệu cũng hơi mang tính phiến diện, vì do chúng ta nhìn thấy nhiều máy tính Acer, Asus, Dell... trong cửa hàng, shop thì nghĩ rằng đó là những dòng máy tính bán chạy. Điều đó không sai, cũng không hẳn là chuẩn xác vì đứng vào vị trí của người dùng mới, ít tiếp xúc với nhiều loại máy tính thì thật khó cho họ để biết chính xác loại nào tốt, loại nào bền...

Có rất, rất nhiều thương hiệu laptop trên thị trường

Theo nhận xét chủ quan của chúng tôi thì hiện nay trên thị trường thì dòng laptop Acer, Lenovo, Asus đang chiếm số lượng vượt trội, tiếp theo là các hãng khác như Dell, HP, SamSung...

2. Chọn theo mục đích sử dụng:

Đây là 1 trong những yếu tố quyết định giúp bạn lựa chọn chiếc laptop sao cho phù hợp nhất. Cụ thể:

  • Học lập trình, đồ họa: bạn sẽ cần đến chiếc máy tính có CPU (core i3, i5 hoặc có điều kiện thì core i7), RAM cao (trung bình bây giờ là 4GB, có thể nâng RAM theo ý thích). Riêng đồ họa thì ưu tiên có dùng card màn hình - VGA rời.
  • Học văn bản, thuyết trình bình thường: cấu hình vừa đủ (hiện nay các laptop dòng core i3, i5 đã rẻ hơn trước khá nhiều).
  • Quản trị hệ thống: dòng máy phục vụ cho việc này thường yêu cầu CPU (hỗ trợ ảo hóa tốt), RAM cao (chạy máy thật, máy ảo...), dung lượng ổ cứng lớn (chứa nhiều dữ liệu).

3. Chọn theo hệ điều hành:

Tiêu chí này không mấy quan trọng, vì giờ đây việc cài hệ điều hành không quá phức tạp. Bạn có thể chọn những chiếc laptop có cài sẵn hệ điều hành Windows bản quyền (những loại này thường có giá cao hơn chút). Hoặc nếu bạn đã dùng quen với hệ điều hành mã nguồn mở (Ubuntu, OpenSUSE, LinuxMint...) thì không có vấn đề gì, vì phần lớn các dòng laptop giá rẻ hiện nay đều đã được cài sẵn Ubuntu từ lúc xuất xưởng.

5. Chọn theo mức giá:

Điều kiện về kinh tế sẽ quyết định có thoải mái hay không trong việc chọn lựa. Có rất nhiều khoảng giá để chúng ta mua, ví dụ:

  • Từ 5 - 10 triệu: nhiều mẫu mã, cấu hình trung bình - thấp.
  • 10 - 15 triệu: rất nhiều mẫu, cấu hình vừa phải.
  • 15 - 20 triệu: nhiều mã, cấu hình phần cứng cao.
  • 20 - 50 triệu: cũng nhiều mã, cấu hình thì không phải nghĩ.
  • Hơn 50 triệu: chắc hẳn là rất tuyệt vời rồi!

6. Khả năng nâng cấp, trọng lượng...:

Về mặt này thì laptop không thể bằng được so với PC để bàn. Trên laptop thì chỉ có một số bộ phận, linh kiện sau mới có thể nâng cấp hoặc thay thế dễ dàng được:

  • RAM: trong thời gian còn bảo hành thì các bạn không nên tự ý nâng cấp RAM nhé.
  • HDD: hiện tại thì dung lượng ổ cứng laptop cũng đã tăng đáng kể so với khoảng 10 năm trở lại đây, nên gần như không phải lo lắng về việc này.
  • VGA: trường hợp này khá khó và phức tạp, vì những chiếc laptop có thể thay được VGA thì đó đã là loại cắm VGA rời rồi, và giá cả cho những chiếc laptop như vậy không hề rẻ. Còn đối với các dòng laptop thông thường thì gần như không thay được, và nếu muốn thay thì phải bóc cả mainbard ra, chi phí sẽ trội lên khá nhiều.

Bên cạnh đó, các dòng laptop phổ biến hiện nay đều có trọng lượng vừa phải (từ 1 - 2KG), và với các mẫu laptop đặc chủng (cá biệt có những chiếc lên tới hơn 5GK). Việc vác trên người khối lượng 5KG cũng không phải dễ chịu lắm đâu, cho nên các bạn hãy cân nhắc cho kỹ. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong việc quyết định nên mua mẫu laptop nào. Chúc các bạn thành công!

Thứ Tư, 09/09/2015 09:12
4,52 👨 4.087
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản