Một số lưu ý khi dùng thẻ nhớ để bảo vệ dữ liệu và máy ảnh của bạn

Jeff Cable là nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh thể thao trong các kỳ Olympic và có nhiều năm làm giám đốc marketing cho hãng thẻ nhớ nổi tiếng Lexar. Mới đây Jeff Cable đã đăng lên trang blog cá nhân của mình một số khuyến cáo và những kinh nghiệm của Jeff để có thể bảo vệ dữ liệu cũng như máy ảnh một cách tốt nhất. Vậy hãy cùng tham khảo những lời khuyên sau của nhiếp ảnh gia để có thể bảo vệ dữ liệu tốt hơn cũng như bảo quản và sử dụng thẻ nhớ hiệu quả nhé.

1. Không xoá ảnh trong thẻ nhớ bằng máy ảnh.

  • Đây là một thói quen dễ thấy của phần lớn người dùng máy ảnh. Chúng ta chụp, không thích sẽ nhấn xoá ngay trên máy ảnh. Theo Jeff, việc này là không nên. Máy ảnh được thiết kế chuyên để chụp ảnh, nhưng nó lại tệ trong việc quản lý file trên thẻ nhớ. Về bản chất, khi bạn xoá một bức ảnh bằng máy ảnh thì ảnh đó không hề bị xoá đi.
  • Để dễ hiểu hơn, trong thẻ nhớ có một thứ là File Allocation Table, hay gọi tắt là FAT table. Nếu thẻ nhớ là một cuốn sách, ảnh của bạn là nội dung trong cuốn sách thì FAT Table chính là mục lục để các thiết bị dựa vào đó tra cứu nội dung. Nếu bạn xoá ảnh đi, thực chất bạn chỉ xoá trong phần mục lục thôi, ảnh vẫn còn trong thẻ nhớ và sẽ bị xoá dần, chép đè lên khi sử dụng. Nếu xoá bằng máy ảnh, bạn sẽ tạo ra một phần mục lục hỗn độn khiến khả năng truy xuất trở nên chậm chạp.

Không xoá ảnh trong thẻ nhớ bằng máy ảnh

2. Nên format thẻ nhớ bằng máy ảnh chứ không phải trên máy tính

  • Nhiều bạn sẽ format thẻ nhớ trên máy tính vào cho vào máy ảnh để hoạt động, hoặc format thẻ nhớ bằng máy Canon sau đó đem qua máy Nikon dùng. Thẻ nhớ vẫn sẽ hoạt động nhưng sẽ có thể phát sinh lỗi.
  • Cách tốt nhất là format trên máy nào thì dùng trên máy đó. Nếu cắm thẻ nhớ format từ các thiết bị khác vào thì nên format để tránh bị lỗi

3. Nên sao lưu dữ liệu trên thẻ ra và format thẻ trước mỗi buổi chụp.

Nên sao lưu dữ liệu trên thẻ ra và format thẻ trước mỗi buổi chụp

4. Dùng đầu đọc thẻ xịn

  • Nhiều người dùng những thẻ nhớ rất xịn, cắm nó trong những thân máy cực kỳ đắt tiền nhưng lại dùng đầu đọc thẻ nhớ không tên tuổi. Đây là điều rất không nên vì đối với những thẻ nhớ phức tạp sau này, bạn cần có đầu đọc thẻ với các chip điều khiển thông minh bên trong.
  • Thực tế, mình đã từng thấy một chiếc thẻ nhớ CF vì cắm vào đầu đọc dởm mà bị hỏng, sau đó khi cắm vào trong máy ảnh sẽ làm hỏng luôn khe thẻ nhớ trên máy. Vì thế các bạn nên chú ý dùng các loại đầu đọc thẻ có hương hiệu, tương thích với loại thẻ bạn đang dùng

5. Không nên dùng thẻ đến khi hết dung lượng

Jeff khuyến cáo chỉ không nên dùng đến khi thẻ đầy 100% dung lượng vì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng cũng như tốc độ hoạt động của thẻ nhớ. Bản thân Jeff khi dùng ổ cứng, chỉ lưu trữ đến 90% dung lượng và chuyên sang ổ cứng khác.

6. Không rút thẻ ra khi máy ảnh/đầu đọc thẻ đang đọc dữ liệu.

  • Không nên rút thẻ nhớ của bạn ra khi đầu đọc thẻ hay máy ảnh đang truy xuất dữ liệu từ thẻ vì có thể làm thẻ bị lỗi, bạn có thể mất một vài, hoặc toàn bộ ảnh trong thẻ.
  • Khi máy ảnh đang đọc/ghi dữ liệu từ thẻ, sẽ có đèn nhấp nháy báo hiệu, và sẽ tắt khi xong. Nhưng Jeff cho biết không nên quá tin vào đèn này. Sau khi đèn đã tắt, bạn nên chờ vài giây trước khi rút thẻ ra.

7. Nên sử dụng tính năng ghi thẻ song song

Nếu máy của bạn có 2 khe thẻ nhớ, hãy chụp ở chế độ Backup, tức chép đồng thời ảnh lên 2 thẻ. Nếu thẻ này bị hỏng thì dữ liệu của bạn vẫn được bảo vệ trong thẻ thứ 2

8. Sử dụng thẻ có thương hiệu

Bạn đặt sự an toàn của ảnh vào thẻ nhớ, vì thế bạn nên dùng thẻ nhớ có thương hiệu. Đầu tư vào những thẻ nhớ có thương hiệu có thể tốn tiền hơn nhưng về lâu dài, những sản phẩm của bạn cần được bảo vệ, và sự đầu tư này là xứng đáng.

Thứ Năm, 29/12/2016 16:17
31 👨 904
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản