Trong bài hướng dẫn flash này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tạo một menu flash động có âm thanh. Bạn có thể sử dụng menu này trên bất kỳ website nào. Để tạo hiệu ứng trong bài này, chúng ta có sử dụng đến mã Action Script. Sau bài này bạn sẽ có được menu như sau:
Bước 1
Tạo một menu flash mới. Vào Modify > Document (Ctrl + J) và thiết lập độ rộng (width) tài liệu là 410 px, chiều cao (height) là 40 px. Chọn màu nền là màu trắng và tốc độ Frame rate là 28 fps. Sau khi thiết lập xong kích OK.
Bước 2
Chọn công cụ Rectangle Tool (R). Trong phần Colors của Tool Panel, loại bỏ màu viền (Stroke) bằng cách kích vào biểu tượng hình bút chì nhỏ và chọn hình vuông đường chéo đỏ, trong phần Fill color chọn #3487B3. Sau đó vẽ một hình chữ nhật có kích thước 100 x 30px.
Bước 3
Trong khi vẫn chọn shape hình chữ nhật vừa vẽ, nhấn Ctrl + D (kích nhân thêm 3 lần). Sau đó, đặt mấy hình chữ nhật vừa nhân thêm lên theo như hình sau:
Bước 4
Chọn tất cả các hình chữ nhật đã vẽ, vào phần Align Panel (Ctrl + K) và kích chọn phần Distribute horizontal center
Bước 5
Vẫn chọn 4 hình chữ nhật, nhấn Ctrl + G (Group) trên bàn phím để nhóm các hình chữ nhật lại.
Bước 6
Sau đó lại kích chọn phần Align Panel và thực hiện thao tác sau:
1. Đảm bảo nút To stage của Align/Distribute được chọn
2. Kích chọn nút Align horizontal center
3. Kích chọn nút Align vertical center
Sau khi căn chỉnh xong bạn sẽ thấy hình như sau
Bước 7
Nhấn phím Ctrl + B (Break apart) để phá bỏ Group đã tạo trong bước 5
Bước 8
Chọn công cụ Text Tool (A), vào phần Properties Panel ở phía dưới và thực hiện các thao tác sau:
1. Chọn Static Text
2. Chọn font chữ là Arial
3. Chọn cỡ chữ là 14 và kiểu chữ đậm
4. Màu chữ là màu trắng
5. Trong tùy chọn dưới phần font chữ, chọn Use Anti-alias for readability trong menu xổ xuống.
Nhập các chữ vào từng mục menu:
Bước 9
Sử dụng các công cụ flash để vẽ một biểu tượng nhỏ và đặt ở đầu menu như hình sau
Bước 10
Tạo các biểu tượng đo cho từng mục của menu
Bước 11
Dùng công cụ Selection Tool (V) và chọn shape của nút đầu tiên (xem hình sau)
Bước 12
Nhấn phím F8 (Convert to Symbol) để chuyển nút shape đó sang dạng Movie Clip Symbol.
Bước 13
Vẫn chọn Movie Clip vừa tạo, vào phần Properties Panel phía dưới cửa sổ làm việc. Trong phần bên trái, tại phần Instance name nhập tên trường “home_mc” tại đây.
Bước 14
Chọn công cụ Selection Tool (V), kích đúp vào phần movie clip trong cửa sổ làm việc. Bạn sẽ chỉnh sửa nội dung bên trong Movie Clip
Bước 15
Chọn công cụ Selection Tool (V) và chọn biểu tượng nằm ở đầu menu. Nhấn phím Ctrl + X (Cut). Tạo thêm một layer mới lên trên layer 1 (layer 2) và nhấn Ctrl + Shift + V.
Bước 16
Kích lên frame 15 của layer 2 và nhấn F6. Sau đó dịch biểu tượng của menu sang góc bên phải. Xem hình sau
Bước 17
Kích chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trên vùng màu xám giữa hai keyframe của phần Timeline và chọn Create Motion Tween từ menu xuất hiện.
Bước 18
Trở lại layer 1, dùng công cụ Selection Tool (V) và chỉ chọn chữ (Home). Nhấn phím Ctrl + X (Cut) và tạo một layer mới (layer 3) lên trên layer 1. Chọn layer 3 vừa tạo và nhấn Ctrl + Shift + V (Paste in Place)
Bước 19
Chọn frame 15 của layer 3 và nhấn F6. Sau đó, chuyển chữ Home dịch sang bên trái một chút (xem hình sau).
Bước 20
Kích chuột phải vào bất kỳ vị trí nào trong vùng màu xám giữa hai keyframe trên phần Timeline và chọn Create Motion Tween từ menu xuất hiện.
Bước 21
Trở lại Scene chính (Scene 1)
Bước 22
Chọn công cụ Selection Tool (V) kích đúp vào layer 1 để đổi tên nó thành menu
Bước 23
Sau đó tạo một layer mới lên trên layer menu và đặt tên nó là invisible button
Bước 24
Chọn layer invisible button và chọn công cụ Rectangle Tool (R). Trong phần Color của Tool Panel, khóa màu viền (Stroke) bằng cách kích chuột vào hình vuông có đường chéo đỏ. Màu nền Fill color thì chọn bất kỳ màu nào, sau đó vẽ một hình chữ nhật lên trên nút thứ nhất. Xem hình sau:
Bước 25
Trong khi vẫn chọn hình chữ nhật vừa vẽ, nhấn F8 (Convert to Symbol) để chuyển hình chữ nhật sang dạng Button Symbol.
Bước 26
Chọn công cụ Selection Tool (V) và kích đúp vào nút vừa tạo
Bước 27
Kéo keyframe từ phần Up tới phần Hit.
Bước 28
Tạo một layer mới lên trên layer 1 (layer 2)
Bước 29
Kích chọn phần Over trên Timeline và nhấn F6. Sau đó, tìm một đoạn âm thanh (file dạng .mp3) để sử đụng dưa vào menu. Import file âm thanh vào thư viện Flash Library (File > Import > Import to Library).
Bước 30
Sau đó, vẫn chọn phần frame Over, kéo file âm thanh vừa import từ thư viện vào phần vùng làm việc.
Bước 31
Trở lại Scene chính (Scene 1)
Bước 32
Dùng công cụ Selection Tool (V), kích chọn nút Invisible Button trên cửa sổ làm việc, mở Action Script Panel (F9) và đưa vào đoạn mã sau:
on (rollOver) {
_root.mouse_over_home_mc = true;
}
on (rollOut) {
_root.mouse_over_home_mc = fstartlse;
}
on (release) {
getURL("https://quantrimang.com/");
}
Bước 33
Tạo một layer mới lên trên layer invisible button và đặt tên là action. Sau đó chọn frame đầu tiên của layer action và đưa vào đoạn mã Action Script sau
_root.home_mc.onEnterFrame = function() {
if (mouse_over_home_mc) {
_root.home_mc.nextFrame();
} else {
_root.home_mc.prevFrame();
}
};
Thực hiện xong các bước trên bạn đã tạo xong nút đầu tiên. Lặp lại quá trình trên (từ bước 11 trở đi) đối với các nút còn lại của menu. Lưu ý là đối với mỗi nút bạn sẽ phải thay tên nút (ví dụ này là home_mc) và đường dẫn trong code Action Script.
Mã Action Script cho toàn bộ các nút trong layer action:
_root.home_mc.onEnterFrame = function() {
if (mouse_over_home_mc) {
_root.home_mc.nextFrame();
} else {
_root.home_mc.prevFrame();
}
};
_root.about_us.onEnterFrame = function() {
if (mouse_over_about_us) {
_root.about_us.nextFrame();
} else {
_root.about_us.prevFrame();
}
};
_root.support.onEnterFrame = function() {
if (mouse_over_support) {
_root.support.nextFrame();
} else {
_root.support.prevFrame();
}
};
_root.contact.onEnterFrame = function() {
if (mouse_over_contact) {
_root.contact.nextFrame();
} else {
_root.contact.prevFrame();
}
};
Bạn có thể tải về file nguồn tại đây.