Trong bài viết “Tủ mạng là gì? Chức năng của tủ mạng đối với máy chủ”, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu và nắm được một số thông tin cơ bản về tủ mạng. Tủ mạng là một thành phần không thể thiếu đối với mỗi hệ thống máy chủ cũng như trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên kích cỡ của tủ mạng ra sao? Làm thế nào để chọn lựa được sản phẩm có kích cỡ phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế và diện tích mặt sàn của trung tâm dữ liệu? Đây đều là những câu hỏi thường gặp trong khi thiết lập máy chủ, và chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp ngay bây giờ.
Tủ mạng là một tổ hợp cấu trúc phần cứng được thiết kế để chứa các thiết bị kỹ thuật
Chọn tủ mạng có kích cỡ phù hợp
Sơ lược về kích thước tủ mạng
Như chúng ta biết, tủ mạng có rất nhiều loại và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của nhà quản lý trung tâm dữ liệu, doanh nghiệp (quy mô và loại hình, hoạt động kinh doanh của công ty), và kích thước vật lý cũng như số lượng của các thiết bị phần cứng sẽ được đặt trong tủ mạng đó.
Tủ mạng có rất nhiều loại và kích thước khác nhau
Thông thường tủ mạng có độ rộng chung là 600mm, thông số mà bạn cần quan tâm nhất chính là chiều cao và độ sâu của tủ. 2 chỉ số này sẽ cho biết lượng không gian mà tủ mạng sở hữu, từ đó xây dựng phương án lắp đặt và bố trí thiết bị phần cứng phù hợp.
Chiều cao của tủ mạng
Chiều cao của tủ mạng được tính theo đơn vị riêng, gọi là U hoặc ru (đơn vị rack, rack unit). Trong đó, 1U = 1.75 inch (4.45cm), các kích thước phổ biến để bạn lựa chọn bao gồm 42U, 36U, 27U, 20U, 15U, 10U… Cụ thể hơn, một tủ mạng 9U (kích thước tiêu chuẩn) sẽ có chiều rộng là 19 inch (xấp xỉ 48cm) và chiều cao 15.75 inch (xấp xỉ 40cm).
Chiều cao của tủ mạng được tính theo đơn vị riêng, gọi là U hoặc ru
Nhìn chung, việc xác định chính xác chiều cao của tủ mạng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn không chỉ nên xem xét đến cả nhu cầu sử dụng ở thời điểm hiện mà còn phải cân nhắc đến những phát sinh trong tương lai của. Hãy chắc chắn chọn được loại tủ chỗ để để bạn có thể thoải mái bố trí các thiết bị phần cứng và định tuyến dây cáp một cách khoa học nhất. Đây không chỉ là vấn đề về việc liệu có thể nhét vừa những thiết bị cần thiết vào tủ mạng hay không, mà còn là việc đạp bảo sự thông thoáng, sạch sẽ và gọn gàng bên trong không gian tủ. Một chiếc tủ mạng rộng rãi, các thiết bị được bố trí hài hòa chắc chắn sẽ cho hiệu quả tản nhiệt tốt hơn, an toàn hơn, đồng thời giúp nâng cao hiệu suất hoạt động của máy chủ.
Độ sâu của tủ mạng
Sau khi đã chọn được tủ mạng có chiều cao phù hợp cho với nhu cầu, việc bạn cần làm tiếp theo là cân nhắc đến độ sâu của tủ. Nếu không tính toán kỹ độ sâu của tủ, bạn có thể sẽ mua nhầm loại tủ có chiều sâu không đáp ứng được các yêu cầu của mình. Ngoài ra kích thước của các thiết bị đặt trong tủ và sơ đồ định tuyến dây cáp cũng là những yếu tố tham khảo hữu ích giúp bạn định hình chiều sâu cho tủ.
Nếu không tính toán kỹ, bạn có thể sẽ mua nhầm loại tủ có chiều sâu không đáp ứng được các yêu cầu
Xác định độ sâu của tủ mạng cũng là nhiệm vụ không đơn giản bởi sẽ có khá nhiều yếu tố mà bạn phải xem xét đến. Thông tin về chiều sâu của tủ mạng sẽ bao gồm một vài tham số sau:
- Độ sâu tổng thể: Bao gồm khoảng cách giữa mặt trước và mặt sau của tủ cũng như độ dày của các cánh cửa.
- Độ sâu sử dụng tối đa: Chính khoảng cách giữa mặt trước và mặt sau (cánh cửa trước và sau) của tủ, độ dày của cánh cửa, cũng như mọi phần khác bên trong tủ như rầm chịu lực hay các bộ phận, kết cấu bổ sung khác.
- Khoảng cách tối đa giữa các giá đỡ: Thông thường trong tủ mạng sẽ có ít nhất 4 giá đỡ linh kiện, chia đều cho cả mặt trước và mặt sau của tủ. Trên thực tế, độ rộng giữa các giá đỡ theo tiêu chuẩn 19 inch, tuy nhiên khoảng cách từ giá đỡ mặt trước đến giá đỡ mặt sau lại có thể điều chỉnh được. Như vậy khoảng cách cực đại giữa các giá đỡ chính là vị trí sau khi chúng được điều chỉnh cách xa nhau tối đa.
- Chiều sâu tối đa có thể đặt thiết bị: Trong loại các loại tủ mạng cỡ nhỏ. Thông thường chiều sâu tối đa có thể đặt thiết bị sẽ tương đương với chiều sâu bên trong của tủ khi các giá đỡ được đặt ở vị trí các xa nhau nhất.
Tóm lại, chiều cao của tủ mạng được tính bằng đơn vị U (1U = 4.45cm). Các kích thước để bạn lựa chọn bao gồm 42U, 36U, 27U, 20U, 15U, 10U, và độ sâu của tủ là 500, 600, 800, 1000, 1100mm. Nhìn chung, diện tích của tủ mạng sẽ tùy thuộc vào việc bạn cần đặt những thiết bị gì và với số lượng bao nhiêu vào trong chiếc tủ mạng đó.
Rõ ràng, nhu cầu về kích thước tủ mạng của một cửa hàng bán lẻ nhỏ sẽ khác với nhu cầu của một công ty viễn thông lớn hoặc một văn phòng quy mô trung bình.
Phân loại tủ mạng và một số lựa chọn kích thước tủ mạng điển hình
Có nhiều cách để phân loại tủ mạng, có thể theo tính năng, giá thành, nhưng phổ biến nhất vẫn là phân loại chúng theo kích thước tủ. Dưới đây là 3 nhóm tủ mạng điển hình theo kích thước.
Tủ mạng cỡ nhỏ: Từ 1U đến 12U
Đây là nhóm tủ mạng thường được sử dụng phổ biến nhất cho các nhu cầu công nghệ thông tin cơ bản (trong các văn phòng, doanh nghiệp nhỏ). Chúng có thể thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, trong đó không gian, lưu lượng và kích thước thiết bị phần cứng là những yếu tố buộc phải được tính đến.
Tủ mạng cỡ nhỏ thường được lắp đặt trong những không gian hạn chế về chiều cao, thậm chí được gắn tường
Các loại tủ mạng cỡ nhỏ (từ 1U đến 6U) thường được lắp đặt trong những không gian hạn chế về chiều cao, thậm chí còn có thể được gắn tường. Tủ mạng kích thước này thường được tìm thấy trong các trường hợp sử dụng liên quan đến quản lý viễn thông cũng như thiết bị giám sát.
Điều quan trọng khác là bạn phải xem xét đến cả trọng lượng của tủ mạng bởi trong thực tế, một số thiết bị (chẳng hạn như UPS) có thể sẽ rất cồng kềnh, nặng, và cần một tủ mạng chắc chắn hơn.
Tủ mạng cỡ vừa: 18U, 22U và 32U
Đây là những kích cỡ tủ mạng được sử dụng phổ biến nhất trong các công ty, văn phòng cỡ vừa và nhỏ hiện nay. Các thiết bị viễn thông, máy chủ và thiết bị mạng có thể được lắp đặt trong những tủ mạng cỡ này, cho phép việc bố trí linh kiện và định tuyến cáp được tiến hành dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo không gian thoáng khí bên trong không gian tủ, hỗ trợ khả năng làm mát tổng thể.
Tủ mạng cỡ vừa thường được gắn bánh xe làm chân đế để có thể dễ dàng di chuyển
Một số lợi thế của nhóm tủ kích thước từ 18U đến 32U bao gồm:
- Lắp ráp dễ dàng và nhanh chóng
- Cho khả năng di động tuyệt vời (hầu hết tủ mạng kích cỡ này đều được gắn bánh xe làm chân đế để có thể dễ dàng di chuyển được từ nơi này sang nơi khác)
- Mang đến khả năng linh hoạt cao trong nhiều phương án lắp và và bố trí thiết bị nhờ vào các tùy chọn lắp có thể điều chỉnh, chẳng hạn như cửa có thể tháo rời
- Đảm bảo an ninh và hoạt động an toàn, cấu trúc cho phép luồng gió lưu thông từ ngoài vào trong và ngược lại hiệu quả hơn
Tủ mạng cỡ lớn: 42U, 45U và 48U
Các model tủ mạng trong phân khúc này đôi khi còn được gọi là Higher-U. Trong đó, các tủ mạng kích thước 42U là loại được sử dụng phổ biến nhất, thường được dùng cho các thiết bị âm thanh, video chuyên nghiệp, và tất nhiên, để chứa cả các máy chủ và hệ thống mạng quy mô lớn. Kích thước này cho phép kỹ thuật viên có thể sắp xếp hiệu quả tất cả các thành phần phần cứng, trong khi vẫn đảm bảo tiết kiệm được lượng không gian cần thiết cho nhiều nhu cầu phát sinh - tính năng rất quan trọng khi nói đến những hệ thống cấu thành từ một lượng lớn thiết bị.
Các công ty hoạt động trong lĩnh cung cấp dịch vụ mạng và thiết bị phần cứng tự động chính là những đối tượng có nhu cầu sử dụng các loại tủ mạng kích thước lớn, phổ biến nhất trong phạm vi từ 45U đến 48U.
Tủ mạng cỡ lớn thường được cấu thành từ những bộ khung kim loại chắc chắn, đặt cố định trong các trung tâm dữ liệu
Tủ mạng cỡ lớn như vậy thường được cấu thành từ những bộ khung kim loại chắc chắn, đặt đứng trên sàn và đôi khi chúng cũng có thể được tùy chỉnh để đạt tới kích cỡ 58U trong một số trường hợp đặc biệt, yêu cầu sự tham gia của một lượng rất lớn các thiết bị phần cứng cấu thành khác nhau, ví dụ như trong các siêu trung tâm dữ liệu của những nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến lớn.
Ngoài ra, loại tủ mạng này mang đến khả năng hỗ trợ mở rộng thiết bị trong tương lai - một lợi ích lớn cho các doanh nghiệp đang phát triển nhanh, họ có thể nâng cấp quy mô hệ thống khi cần thiết mà không phải đầu tư tủ mạng mới. Chúng cũng là lựa chọn phù hợp nếu bạn cần thêm không gian cho hệ thống cáp và các nhu cầu kết nối khác.
Khả năng tương thích với các loại phụ kiện bổ sung cũng là một tính năng quan trọng đối với tủ mạng. Tủ mạng cỡ lớn dạng này thường được thiết kế theo cách tạo điều kiện tối đa cho việc bảo trì thiết bị, giúp luồng khí hiệu quả và cho phép triển khai các kế lắp đặt cũng như tháo dỡ một cách đơn giản và nhanh chóng.
Tổng hợp một số loại tủ mạng điển hình
Dưới đây là bảng tổng hợp một vài kích thước tủ mạng máy chủ được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Mời các bạn tham khảo để tìm ra cho mình những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu thực tế.
Loại tủ mạng | Chiều cao (cm) | Độ rộng (cm) | Độ sâu (cm) |
6U (A) | 36.8 | 60 | 45 |
6U (B) | 36.8 | 60 | 60 |
9U (A) | 50.1 | 60 | 45 |
9U (B) | 50.1 | 60 | 60 |
12U | 63.5 | 60 | 60 |
18U | 98.8 | 60 | 60 |
22U | 116.6 | 60 | 60 |
32 | 161 | 60 | 60 |
42 (A) | 205.5 | 60 | 60 |
42 (B) | 205.5 | 60 | 80 |
42 (B) | 205.5 | 60 | 100 |
Chúc các bạn xây dựng được cho mình một hệ thống ưng ý!