Không sử dụng Internet thì có cần phần mềm diệt virus không?

Ngày nay, hầu hết mọi người sử dụng thiết bị của mình để kết nối Internet. Nhưng nếu bạn tình cờ không sử dụng Internet trên một thiết bị nhất định, chẳng hạn như máy tính bảng hoặc laptop, bạn vẫn cần phần mềm diệt virus ư hay điều này là lãng phí tiền bạc?

Tấn công mạng trực tuyến

Laptop có biểu tượng lừa đảo trên nền ma trận

Không thể phủ nhận rằng các cuộc tấn công mạng trực tuyến phổ biến hơn các cuộc tấn công ngoại tuyến. Thời đại Internet đã mở ra cánh cửa cho những kẻ đe dọa tìm cách khai thác những nạn nhân không quen biết, có thể là để đánh cắp dữ liệu, truy cập từ xa, do thám hoặc các hành vi khác

Các loại tội phạm mạng trực tuyến phổ biến nhất là phishing, tấn công bằng phần mềm độc hại, tấn công từ chối dịch vụ (DoS)tấn công Man-in-the-Middle (MitM).

Tất cả các phương pháp tội phạm mạng này có thể gây tổn hại vô cùng lớn. Có rất nhiều loại phần mềm độc hại trên mạng, nhiều loại trong số đó ngày càng tinh vi hơn theo thời gian. Các cuộc tấn công phishing cũng trở nên khó phát hiện hơn. Khi phần mềm diệt virus được cải thiện và kiến ​​thức của mọi người về tội phạm mạng phát triển, bọn tội phạm cần những cách thức truy cập thiết bị và dữ liệu tiên tiến hơn.

Nhưng mọi thứ không dừng lại ở các cuộc tấn công trực tuyến. Các cuộc tấn công ngoại tuyến có thể cực kỳ nguy hiểm.

Tấn công mạng ngoại tuyến là gì?

Các thiết bị đầu vào phần cứng khác nhau
Các thiết bị đầu vào phần cứng khác nhau

Một phương pháp phổ biến để lây nhiễm phần mềm độc hại ngoại tuyến là sử dụng ổ flash. Ổ flash có thể chứa phần mềm độc hại, sau đó sẽ lây nhiễm sang bất kỳ thiết bị nào mà nó được cắm vào. Nếu bạn đang sử dụng thiết bị của mình ở nơi công cộng hoặc tại nơi làm việc, kẻ tấn công sẽ dễ dàng lây nhiễm sang thiết bị của bạn bằng ổ flash hơn rất nhiều nếu bạn không giám sát thiết bị trong vài phút.

Các tác nhân đe dọa sử dụng ổ flash để lây nhiễm thiết bị vì nhiều lý do khác nhau, chẳng hạn như để truy cập từ xa và đánh cắp dữ liệu. USB bị nhiễm cũng có thể kích hoạt quá trình sạc điện làm hỏng nghiêm trọng phần cứng trên thiết bị của bạn, thường không thể sửa chữa được. Những kẻ tấn công thường sẽ ngụy trang các chương trình độc hại thành những file trông có vẻ vô hạn để nạn nhân nhấp vào mà không cần suy nghĩ kỹ. Sau khi điều này được thực hiện, phần mềm độc hại có thể hoạt động.

Ổ flash cũng có thể được sử dụng để giả mạo HID (Human Interface Device). Trong một cuộc tấn công như vậy, ổ flash sẽ được cài đặt một chương trình đánh lừa máy tính nghĩ rằng nó được gắn vào một bàn phím ngoài (nhưng thực chất là một HID). Các tổ hợp phím sau đó được sử dụng để lây nhiễm phần mềm độc hại cho thiết bị. Giả mạo HID thường được sử dụng để thực hiện các lệnh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu thiết bị.

Lấy StuxNet làm ví dụ. Được phát hiện vào năm 2010, loại worm máy tính này có thể xâm nhập và lây nhiễm các mạng ngoại tuyến, chủ yếu tập trung vào mục tiêu chương trình hạt nhân của Iran. StuxNet có thể lây nhiễm vào thiết bị thông qua một USB đơn giản và thậm chí có thể nằm trong tầm ngắm của các công cụ bảo mật bằng rootkit.

Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ nên cắm bất kỳ ổ flash ngẫu nhiên nào vào thiết bị của mình. Ngay cả khi bạn cho rằng nó đáng tin cậy, USB vẫn có thể bị nhiễm các chương trình độc hại.

Các thiết bị cũng có thể bị lây nhiễm thông qua tấn công Juice Jacking, một cuộc tấn công liên quan đến việc lây nhiễm các cổng và cáp tại những trạm sạc công cộng thông qua các chân truyền dữ liệu của kết nối USB. Nếu bạn là người thường xuyên sử dụng các trạm sạc công cộng, bạn có thể bị tấn công bởi phần mềm độc hại bất kể thiết bị của bạn có được kết nối với Internet hay không.

Thông qua tấn công Juice Jacking, thiết bị của bạn có thể bị đánh cắp dữ liệu và chịu các cuộc tấn công dựa trên phần mềm độc hại. Thiết bị của bạn cũng có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn, ngăn bạn thực hiện bất kỳ hành động nào.

Tại sao bạn cần phần mềm diệt virus mọi lúc?

Màn hình máy tính hiển thị tùy chọn bảo mật
Màn hình máy tính hiển thị tùy chọn bảo mật

Ngay cả khi bạn chỉ sử dụng thiết bị của mình để vẽ, viết hoặc thực hiện một hoạt động ngoại tuyến khác, bạn vẫn có nguy cơ bị nhiễm phần mềm độc hại.

Một chương trình diệt virus sẽ không chỉ cảnh báo bạn về các chương trình độc hại; nó thường sẽ cách ly hoặc diệt trừ chúng. Mặc dù điều này không thể được thực hiện với tất cả các chương trình phần mềm độc hại, nhưng nó chắc chắn đóng vai trò như một tuyến bảo vệ mạnh mẽ đầu tiên. Nhiều chương trình phần mềm diệt virus có thể hoạt động mà không cần kết nối Internet, vì vậy đây sẽ không là vấn đề nếu thiết bị của bạn không bao giờ trực tuyến.

Trên hết, hầu hết các chương trình diệt virus đều cung cấp cho bạn các đề xuất bảo mật để bảo vệ thiết bị của mình nhiều nhất có thể. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng mức bảo mật của mình khá cao, thì vẫn có thể có một số khu vực nhất định mà bạn chưa nghĩ đến hiện đang là lỗ hổng bảo mật. Ví dụ, bạn có thể không bảo vệ thiết bị của mình bằng mật khẩu khi khởi động.

Phần mềm diệt virus là tối quan trọng

Không ai thực sự muốn trả tiền cho phần mềm diệt virus. Phần lớn thời gian, nó hoạt động ở chế độ nền và người dùng hiếm khi tương tác với phần mềm này. Nhưng loại công cụ này có thể chứng minh là công cụ vô giá đối với thiết bị của bạn, cả trực tuyến và ngoại tuyến. Vì vậy, cẩn tắc vô áy náy - hãy trang bị cho thiết bị của bạn một dịch vụ diệt virus đáng tin cậy.

Thứ Hai, 14/11/2022 09:13
52 👨 364
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Diệt Virus - Spyware