Backlink được cho là yếu tố xếp hạng quan trọng nhất. Nhưng có bao giờ bạn quan tâm đến việc loại bỏ chúng chưa? Những người làm SEO ở mức trung bình có nên quan tâm đến việc disavow link (từ chối liên kết) không?
Hãy cùng tìm hiểu disavow link là gì, lý do tại sao bạn có thể muốn từ chối một backlink và cách thực hiện.
Tại sao từ chối backlink?
Trường hợp sử dụng duy nhất do Google quy định cho việc từ chối liên kết là để giải quyết các hình phạt được áp dụng đối với thuộc tính web của bạn. Nếu bạn nhận được thông báo từ Google trong Webmaster Tools về "unnatural links" (những liên kết không bình thường), bạn sẽ bị phạt cho dù bạn có cố ý đồng lõa hay không.
Một phần của việc trở thành quản trị viên web là giải quyết các hình phạt được Google đưa ra. Điều đó sẽ không thành vấn đề nếu bạn gắn bó với SEO mũ trắng, nhưng biết cách giữ một profile backlink sạch sẽ là điều quan trọng đối với chiến lược SEO lâu dài.
Backlink “bẩn” là gì?
Phần lớn các backlink không phải trả tiền là backlink tốt - chúng đại diện cho mạng Internet lý tưởng mà Google đang phấn đấu, nơi mà nội dung tốt được tham khảo thường xuyên và miễn phí. Các backlink dần xây dựng nên danh tiếng của bạn với vai trò một tài nguyên đáng tin cậy.
Mặt khác, backlink xấu (hay backlink “bẩn”) hầu như luôn không đến một cách tự nhiên (mặc dù có những ngoại lệ). Hai trong số những vi phạm lớn nhất là các liên kết có thể được mua hàng loạt từ những trang web SEO mờ ám và các kế hoạch tạo backlink có chủ đích sử dụng mạng backlink riêng (Private Backlink Network).
Cũng có thể bạn "tự nhiên" nhận được liên kết từ một trong những trang web trông cực kỳ giống spam (đó chỉ là danh sách các sản phẩm và liên kết không có nội dung thực). Liên kết có thể không phải do con người đặt và nó chắc chắn không mang lại lợi ích cho trang web của bạn, vì vậy những liên kết đó cũng an toàn để xóa.
Tấn công SEO tiêu cực
Các backlink xấu cũng là chủ đề của một chiến lược đặc biệt vô đạo đức được gọi là “Tấn công SEO tiêu cực”. Tại thời điểm này, tất cả mọi người có kiến thức tối thiểu về SEO đều biết không nên mua hàng trăm hoặc hàng nghìn backlink, vì nó chắc chắn sẽ dẫn đến hình phạt trên trang web của bạn. Thay vào đó, bạn có thể tấn công đối thủ cạnh tranh của mình bằng cách mua tất cả các backlink đó và trỏ chúng vào domain của đối thủ (đảm bảo rằng họ sẽ bị phạt).
Cách duy nhất dành cho nạn nhân của một cuộc tấn công SEO tiêu cực là từ chối tất cả các liên kết nhắm mục tiêu đến trang web của mình.
Khi nào cần từ chối backlink?
Việc từ chối các backlink không phải là điều bạn có thể làm tùy ý. Đó là một hành động khá nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đáng kể đến xếp hạng tìm kiếm của bạn, theo hướng tốt hơn hoặc xấu hơn.
Tính năng từ chối backlink được đặt trong Webmaster Tools > Advanced và có 3 màn hình cảnh báo mà bạn phải nhấp qua trước khi có thể upload file từ chối liên kết.
Nói chung, bạn chỉ nên từ chối một backlink mà bạn biết chắc chắn là đang ảnh hưởng xấu đến mình.
Lưu ý rằng link từ một trang web có lưu lượng truy cập thấp hoặc domain authority site không phải là một liên kết xấu. Cá nhân nó có thể sẽ không đóng góp gì nhiều, nhưng mọi liên kết đều là một phiếu bầu tin tưởng vào trang web của bạn mà Google tính đến.
Điều gì xảy ra khi bạn từ chối một backlink?
Vậy chính xác thì việc từ chối một backlink có vai trò gì? Nó yêu cầu Google bỏ qua những liên kết đó đến domain của bạn. Nếu từ chối liên kết thành công, liên kết đó sẽ không được tính hoặc chống lại bạn khi xác định xếp hạng trong kết quả tìm kiếm.
Google không có nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu từ chối liên kết của bạn. Google nói cụ thể trong tài liệu của họ rằng việc gửi file từ chối chỉ là một "gợi ý". Tuy nhiên, trong cùng một tài liệu, Google cũng mô tả nó như một công cụ để khắc phục các hiện tượng đi link "bẩn" hoặc hoàn tác công việc của một nhân viên SEO kém mà bạn đã thuê, vì vậy bạn có thể mong đợi Google tôn trọng liên kết từ chối thay vì trừng phạt.
Có thể hoàn tác việc từ chối liên kết không?
Câu trả lời là có thể. Chắc chắn có thể xóa file từ chối mà bạn đã upload lên trước đó, nhưng không rõ liệu Google có giữ bản sao của danh sách hoặc có khôi phục ngay các liên kết và ảnh hưởng của chúng đến xếp hạng của bạn hay không. Vì lý do này, việc thử nghiệm với tính năng từ chối liên kết để thao túng thứ hạng tìm kiếm là một ý tưởng tồi.
Cách từ chối các liên kết trong Google Search Console
Mọi người có thẻ theo dõi Google Analytics trên trang web cũng có quyền truy cập vào công cụ Search Console của Google, công cụ này chứa thông tin về cấu trúc liên kết của trang web.
Bạn có thể tiến hành kiểm tra liên kết từ trang Link Report của Search Console. Chỉ cần nhấp vào nút Export External Links lớn ở trên cùng bên phải của màn hình và chọn More Sample Links. Xuất nó dưới dạng loại file bạn chọn.
Sau khi xác định được những liên kết nào bạn muốn từ chối, bạn cần liệt kê chúng trong một file văn bản (* .txt) để được gửi đến Google Disavow Tool. Có một định dạng rất cụ thể mà bạn cần tuân theo, nhưng nó rất đơn giản:
- Mỗi mục cần nằm trên một dòng khác nhau
- Mỗi mục cần bắt đầu bằng “domain:” (không có dấu ngoặc kép)
- Tên file không quan trọng.
Tuân theo các quy tắc này, đây là một số mục nhập mẫu bạn có thể tìm thấy trong danh sách điển hình:
- domain:spammysite.com
- domain:niche.pbn.com
- domain:blackhat.com/link-to-my-site
Lập blacklist (lập danh sách đen) toàn bộ domain sẽ giúp bạn tránh được sự tẻ nhạt khi liệt kê cụ thể từng URL. Bên cạnh đó, có một số trường hợp bạn muốn từ chối một liên kết từ một trang web nhưng vẫn cho phép các liên kết khác từ domain đó.
Đi tới Google Disavow Tool và nhấp qua tất cả các lời nhắc cảnh báo cho đến khi bạn đến hộp thoại cho phép bạn duyệt những thư mục của mình và chọn file để upload.
Chọn file từ chối bạn đã tạo và chọn Open để upload file đó lên công cụ từ chối liên kết.
Trong vòng ngày hôm sau hoặc lâu hơn, Google sẽ không còn tính đến những domain được liệt kê khi xác định xếp hạng cho các trang của bạn.
Xem thêm: