Dấu hiệu máy tính của bạn sắp “chết” và cách xử lí
Laptop và PC không hề rẻ. Chúng thường có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Những thiết bị này rất quan trọng đối với con người trong công việc, giải trí và cả học tập nữa. Vì vậy, laptop và PC phải thực sự đáng tin cậy. Điều đó có nghĩa là người dùng cần phải chăm sóc chúng thường xuyên và giữ cho máy tính luôn sạch sẽ. Nhưng làm thế nào ta biết được khi nào máy tính cần sửa chữa gì đó? Làm thế nào để biết sắp đến lúc phải thay máy tính mới rồi?
Như đã nói ở trên, máy tính rất quan trọng, do đó cần giữ cho chúng luôn ở trạng thái tốt. Nhưng dù người dùng có cẩn thận đến đâu thì sớm muộn gì máy tính cũng sẽ có vấn đề. Đơn giản vì phần cứng sẽ bị hao mòn theo thời gian.
Nếu laptop của bạn đang có những triệu chứng dưới đây thì hãy nhanh chóng đưa đến cửa hàng sửa chữa hoặc chuẩn bị 'hầu bao" để sắm cho mình một chiếc máy tính mới...
Những dấu hiệu cho thấy máy tính sắp "nghỉ hưu"
- Xem xét “tuổi tác” của máy tính
- Pin không sạc được
- Âm thanh lạ hoặc to phát ra từ máy tính
- Xuất hiện điểm chết trên màn hình
- Thời gian khởi động quá lâu
- Các phím trên bàn phím không hoạt động
- Một số điểm ảnh bị đông cứng hoặc màn hình xuất hiện các đường sọc khó hiểu
- Máy quá nóng khiến nó thỉnh thoảng tắt máy và hệ thống trục trặc
- Trackpad và bộ nhớ tự nhiên “đơ”
- Laptop không bật được
Xem xét “tuổi tác” của máy tính
Điều đầu tiên cần biết về bất kỳ loại máy tính nào là chúng có tuổi thọ hữu hạn. Hầu hết các máy tính trở nên xuống cấp hoặc lỗi thời sau 4 đến 5 năm hoặc lâu hơn.
Vì vậy, nếu đã sử dụng máy tính hơn 4 năm, thì có lẽ đã đến lúc tiết kiệm tiền để mua một cái mới. Ví dụ, nếu định mua một máy tính trị giá khoảng $400 (khoảng gần 10.000.000VND), hãy đảm bảo để dành ra khoảng $100 (gần 2.500.000VND) mỗi năm.
Tất nhiên, các máy tính trên thị trường hiện nay có phần cứng hiện đại, và tùy thuộc vào việc bạn sử dụng nó để làm gì, tuổi thọ của máy có thể kéo dài lâu hơn. Không nhất thiết lúc nào cũng phải nâng cấp. Vì chẳng có lý do gì để đem máy tính đi sửa trong khi nó chẳng bị hỏng gì cả (cho dù máy tính đó có cũ đến đâu đi nữa). Tuy nhiên, quan trọng là phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, đặc biệt nếu sử dụng máy để chơi game hoặc chạy phần mềm chuyên sâu.
Pin không sạc được
Đây phần nhiều là vấn đề của pin chứ không phải của laptop. Giải pháp khá đơn giản, hãy thay pin cho máy. Bạn có thể phải mất khoảng hơn 100 USD để thay pin laptop, tuy nhiên ít nhất mức giá này vẫn rẻ hơn là thay hẳn một chiếc laptop mới, và nó cũng giúp kéo dài tuổi thọ cho laptop bởi pin là linh kiện khá quan trọng của máy.
Âm thanh lạ hoặc to phát ra từ máy tính
Ổ cứng kêu to
Đây là một trong những dấu hiệu nhận thấy rõ nhất về một chiếc laptop có vấn đề. Một số người có thể nhầm lẫn tiếng động do ổ cứng gây ra với tiếng quạt gió của máy. Tuy nhiên, nếu để ý kĩ những laptop có vấn đề về ổ cứng này thì chúng thường phát ra tiếng kêu “vo vo” đặc trưng. Thông thường những lỗi này bị gây ra khi đĩa cứng bắt đầu có lỗi hoặc không thể khởi động.
Trong trường hợp gặp tình huống như trên thì điều chúng ta nên làm ngay là “back up” (sao lưu) toàn bộ dữ liệu quan trọng của mình lại. Một người dùng cho biết chỉ 2 ngày sau khi chiếc laptop của mình có dấu hiệu như trên thì ổ đĩa đã phát ra tiếng vỡ. Vì vậy lời khuyên cho tất cả chúng ta là nên để ý đến dấu hiệu bất thường của máy, đặc biệt là ổ cứng!
Tiếng kêu lách cách
Tiếng kêu lách cách được tạo ra khi hai thứ va vào nhau với một lực đủ mạnh. Như bạn đọc đã biết, các bộ phận chuyển động duy nhất trong máy tính là quạt, ổ cứng và có thể là cả ổ đĩa nữa. Nếu là vấn đề với quạt, có thể là các cánh quạt hơi mất cân bằng một chút và chạm vào các cạnh của vỏ máy ở đâu đó, hoặc có thể là phần cánh quạt bị vỡ. Dù bằng cách nào, hãy thử làm sạch quạt trước tiên và nếu không có tác dụng, hãy thay thế quạt mới.
Điều tương tự cũng xảy ra với ổ CD/DVD. Rất có thể là đĩa CD hoặc DVD đang đánh vào thứ gì đó, vì vậy hãy kiểm tra việc này trước. Nếu đây không phải là nguyên nhân, thì có thể là một trong những bánh xe quay ổ đĩa có thứ gì đó. Những thứ này không dễ lấy ra, vì vậy nếu rơi vào trường hợp này, cách dễ dàng nhất là thay thế ổ CD/DVD.
Âm thanh giống như tiếng muỗi vo ve
Một số người không thể nghe thấy âm thanh mà ta đang đề cập ở đây. Nó giống như tiếng muỗi vo ve mà hầu hết chỉ những người dưới 20 tuổi mới nghe được. Nhưng nếu bạn nghe thấy nó, thì nhiều khả năng là có một tụ điện trong máy tính đang gặp vấn đề.
Tụ điện là một thiết bị điện tử nhỏ tạm thời lưu trữ điện, trông giống như một lon soda. Nếu mở máy tính ra và nhìn vào bo mạch chủ, bạn sẽ thấy một vài tụ điện trong đó. Nếu một tụ điện bị phồng lên, tức là nó sắp bị hỏng. Tại thời điểm này, bạn nên mang máy tính đi sửa chữa hoặc xem xét việc mua máy tính mới.
Xuất hiện điểm chết trên màn hình
Theo thông lệ quốc tế thì nếu thấy xuất hiện điểm chết trên màn hình trong thời gian bảo hành thì khách hàng có thể khiếu nại lên nhà sản xuất để đòi hỏi sự thay thế. Tuy nhiên, ở Việt Nam lại có “quy định” của một số hãng đặt ra là: phải có trên 3 (hoặc 5, tùy thuộc chính sách từng hãng) điểm chết thì mới giải quyết. Đó là một điểm bất lợi của khách hàng tại Việt Nam.
Tuy nhiên, không phải chỉ vì nhu cầu thẩm mĩ mà người tiêu dùng ở nước ngoài ca thán đòi thay thế cả một chiếc laptop đến mức như vậy. Nguyên nhân chính bởi điểm chết là dấu hiệu của một chiếc MTXT có lỗi sản xuất và có nguy cơ hỏng hóc rất cao. Một chiếc laptop sẽ chẳng còn là laptop nữa nếu màn hình bị lỗi hiển thị nghiêm trọng. Và một trong những dấu hiệu nhận biết điều đó là điểm chết màn hình. Do vậy bạn hãy thật cẩn trọng khi theo dõi những dấu hiệu bất thường trên màn hình máy tính.
Thời gian khởi động quá lâu
Khởi động chậm không phải là một điều hiếm gặp với máy tính, ngay cả với những chiếc “cấu hình khủng” cũng có thể mắc phải dấu hiệu trên. Nguyên nhân gây nên tình trạng trên có thể do xung đột driver, quá nhiều chương trình khởi động hoặc do virus…
Tuy nhiên, nếu thời gian khởi động của máy rất lâu, từ 10 phút trở lên thì có lẽ chiếc laptop của bạn đã gặp phải sự cố nghiêm trọng. Bạn có thể xóa trình diệt virus (nếu có) vì đây thường là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trên. Hoặc có thể cài lại hệ điều hành để kiểm chứng tình trạng trên có còn tiếp diễn. Nếu đến khi đó mà laptop vẫn còn khởi động quá lâu hoặc xuất hiện thêm những dấu hiệu như ổ cứng kêu to, màn hình sổ dọc thì có thể chiếc MTXT của bạn đã hết thời kì “hưởng dương”.
Các phím trên bàn phím không hoạt động
Lỗi này khá thường xuyên song không kém phần nghiêm trọng, bởi ngay cả chỉ một phím không hoạt động cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc của bạn. Và nếu một phím đã “đi”, nghĩa là những phím khác cũng sắp sửa “chung số phận”, vấn đề chỉ là thời gian nữa thôi. Có thể sẽ không lâu nữa laptop của bạn sẽ không thể gõ chữ được. Vì thế hãy cố gắng giải quyết vấn đề ngay từ đầu. Bạn có thể thay thế bàn phím. Trên mạng Internet có một số hướng dẫn để bạn có thể tự thay thế bàn phím cho laptop, song nếu không tự tin và thành công, hãy đến các cửa hàng sửa chữa uy tín hoặc cơ sở bảo hành của chính hãng để thay thế.
Một số điểm ảnh bị đông cứng hoặc màn hình xuất hiện các đường sọc khó hiểu
Điều này phụ thuộc vào số điểm ảnh và kích cỡ các đường thẳng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến công việc của bạn và có thể là một dấu hiệu cho thấy laptop sắp bị hỏng. Tốt nhất bạn hãy đưa máy đến một cửa hàng sửa chữa laptop đáng tin cậy để họ có thể xem xét vấn đề thay màn hình. Nếu bạn phải chi ra số tiền lên tới vài trăm USD, có thể tốt hơn là bạn nên thay thế một chiếc máy mới, chứ không phải chỉ có màn hình mới.
Máy quá nóng khiến nó thỉnh thoảng tắt máy và hệ thống trục trặc
Bạn đang làm việc trên máy tính và đột nhiên, màn hình chuyển sang màu đen, mọi thứ đều tắt ngóm. Nếu điều đó xảy ra, hãy lần lượt kiểm tra sạc laptop, dây cáp, ổ cắm điện để đảm bảo mọi thứ hoạt động bình thường.
Nếu không bộ phận nào nêu trên có vấn đề thì nguyên nhân có thể là do bộ xử lý trung tâm (CPU) bị quá nóng. Hãy làm sạch bụi và mỏ máy tính ra. Khi đã xong, đợi khoảng nửa giờ để đảm bảo CPU đã hạ nhiệt xuống mức an toàn. Sau đó thử bật lại máy tính. Nếu máy bật được, thật tuyệt vời! Nhưng nếu máy không chạy, hoặc tắt bất ngờ một lần nữa, tốt nhất là mang máy đi sửa chữa.
Máy nóng bất thường có thể khiến một số linh kiện bị hỏng hóc và giảm tuổi thọ chung của máy. Đây có thể là vấn đề của quạt gió. Hãy thử tìm cách thổi hết bụi bám trên các lỗ làm mát của laptop. Nhưng nếu quạt gió không hoạt động, chắc chắn bạn sẽ phải đưa laptop đi sửa.
Trackpad và bộ nhớ tự nhiên “đơ”
Khi trackpad của bạn tự dưng dở chứng vào một ngày xấu trời, đó có thể là dấu hiệu cho một sự bất ổn của các linh kiện bên trong máy tính. Nếu bạn đang dùng cả một mouse gắn ngoài nữa thì không sao. Nhưng nếu đã quen sử dụng trackpad thì ít nhất là sự bất tiện người dùng sẽ gặp phải. Bên cạnh đó họ còn gặp phải một vấn đề khác là sắm thêm một chú chuột mới nữa.
Memory – bộ nhớ của laptop cũng có thể gặp trục trặc bất cứ lúc nào. Thật vậy, chuyện laptop có 2 thanh RAM 1 GB, đến khi kiểm tra trong BIOS chỉ có 1 GB. Mọi chuyện chỉ được sáng tỏ đến khi xác định được rằng 1 thanh RAM đã chết.
RAM hay trackpad có vấn đề là một trong những hiện tượng hay gặp và dễ nhận biết nhất về lỗi phần cứng của laptop. Khi gặp những tình huống như vậy thì bạn nên chuẩn bị hầu bao để nâng cấp hoặc thay thế sản phẩm của mình càng sớm càng tốt.
Laptop không bật được
Nếu laptop hoặc PC không bật được, thì không có nghĩa là máy tính đã “chết”, mà chỉ đơn giản là điện không vào mà thôi. Trước tiên, hãy kiểm tra lại dây cắm nguồn, hoặc xem pin của laptop đã được lắp đúng chưa. Hãy kiểm tra toàn bộ dây nguồn xem có đoạn nào bị hở không. Đây là một mối nguy hiểm rất lớn và có thể gây ra hỏa hoạn, vì vậy hãy thay thế bất kỳ dây điện nào bị hở như thế.
Để biết thêm về các vấn đề về pin laptop, hãy đọc bài viết: Làm sao để biết pin laptop bị chai, sắp hỏng?
Kiểm tra ổ cắm điện bằng cách cắm thử một thiết bị khác (chẳng hạn như đèn). Tiếp theo, hãy kiểm tra sạc laptop. Nhiều sạc laptop sẽ có một đèn LED phát sáng khi cắm vào nguồn điện. Nếu đèn LED đó không sáng, điều đó có nghĩa là sạc đã chết. Nếu có thể mượn một bộ sạc khác giống hệt, hãy thử để kiểm chứng lại một lần nữa.
Hai bài học lớn ở đây là máy tính không hoàn toàn chết và việc bảo trì rất quan trọng. Nguyên nhân thường là một phần cứng nào đó gặp vấn đề và việc có thay thế phần cứng đó không tùy thuộc vào quyết định của bạn. Một nguyên tắc nhỏ nữa là nếu việc sửa chữa tốn hơn nửa chi phí mua máy tính mới, hoặc máy tính đã có tuổi thọ hơn 4 năm, thì có lẽ tốt nhất là thay thế cái mới.
Tóm lại, laptop có thể là công cụ làm việc có giá trị nhất (về mặt tài sản) của bạn vì thế hãy lưu ý các dấu hiệu hỏng hóc của máy để kịp thời sửa chữa. Song điều quan trọng hơn, nếu bỏ qua những dấu hiệu này, rất có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong công việc, sự nghiệp khi bỗng dưng đang vào lúc cần làm việc nhất, chiếc máy lại “dở chứng”, đặc biệt là các dữ liệu lưu trong máy nếu không có phương pháp dự phòng, bạn sẽ khó lấy chúng ra vào lúc cần nhất này.
Bạn nên đọc
-
Dấu “X” màu đỏ trên các thư mục Windows có nghĩa là gì?
-
Xóa sạch thư mục WinSxS để giải phóng không gian Windows
-
Cách khắc phục lỗi bo mạch chủ hiện đèn báo màu đỏ
-
Những dấu hiệu chứng tỏ bạn nên thay ổ cứng
-
Những dấu hiệu khẳng định bạn đã lựa chọn đúng môi trường làm việc
-
Cách cập nhật và cài đặt lại Realtek HD Audio Manager
-
Hướng dẫn sửa lỗi “not recognized as an internal or external command” khi dùng CMD trong Windows
-
Hướng dẫn sửa nhanh lỗi "Inaccessible Boot Device" trên Windows
-
Làm thế nào để kiểm tra và phát hiện các sự cố RAM và phần cứng trên máy tính Windows của bạn?
Cũ vẫn chất
-
Trải nghiệm Nothing Phone 1
Hôm qua 2 -
Cách khởi động và dừng các dịch vụ trong MS SQL Server
Hôm qua -
Pantheon DTCL 7.5: Lên đồ, đội hình mạnh
Hôm qua -
Khắc phục lỗi mạng WiFi không hiển thị trên Windows 10
Hôm qua -
Cách vô hiệu hóa BitLocker trong Windows 10
Hôm qua -
Cách cộng dặm Bông sen vàng
Hôm qua -
Cách ẩn tin nhắn Telegram không cần xóa
Hôm qua -
Black Friday là gì? Black Friday 2023 vào ngày nào?
Hôm qua -
200+biệt danh cho người yêu hay và hài hước
Hôm qua 5 -
Cách giữ định dạng Word khi chia sẻ tài liệu
Hôm qua