Cách đánh giá và cải thiện bảo mật cho một trang web

Bảo mật là một khía cạnh quan trọng của bất kỳ trang web nào - đặc biệt là hoạt động thương mại điện tử.

Đã có lúc mọi người và các công ty gần như phó mặc hoàn toàn cho số phận và chỉ biết hy vọng rằng sẽ không ai hack nội dung hoặc cài đặt phần mềm độc hại trên trang web của mình.

Nhưng điều đó đã là dĩ vãng rồi, vì số lượng và tần suất của các cuộc tấn công, đồng nghĩa với đó là mối đe dọa thường trực, đang tăng lên nhanh chóng. Một trang web càng thành công thì nguy cơ bị tấn công càng cao.

Vậy có những cách nào để bảo vệ trang web và làm thế nào để giảm khả năng trang web bị hack hay bị thay đổi với mục đích bất chính?

Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu điều đó, bạn đọc cần hiểu mức độ bảo mật cơ bản nhất, cũng là mức mà nhiều trang web bị tấn công - ngay cả những trang web được lưu trữ trên các máy chủ bảo mật.

Bảo mật trang web

Tuyến phòng thủ đầu tiên

Mặc dù một số công ty vẫn khăng khăng lưu trữ trang web của riêng mình, nhưng hầu hết các trang web của các doanh đều nằm trên các máy chủ an toàn từ các dịch vụ web hosting.

Khi chọn nhà cung cấp dịch vụ hosting, người dùng phải xác định hệ điều hành mà hệ thống đang chạy (Windows Server, Linux hoặc Unix) và điều đó chỉ ra các giao thức bảo mật được yêu cầu.

Chỉ những admin có trách nhiệm quản trị trang web mới có thể thay đổi cấu trúc file trên đó.

Trường hợp có quá nhiều người biết chi tiết tài khoản admin và mật khẩu không thay đổi thường xuyên, thì chỉ cần một keylogger được cài đặt trên một trong những máy được admin sử dụng, mật khẩu đăng nhập sẽ bị lộ.

Nhưng thành thật mà nói, việc ghi nhớ mật khẩu bằng cách viết ra các tờ giấy ghi chú diễn ra rất phổ biến ở các văn phòng.

Bảo mật các mật khẩu này là “hàng phòng thủ” đầu tiên. Nếu không có điều đó, bất cứ điều gì đã thực hiện đều có thể dễ dàng bị kẻ xấu hoàn tác.

Vì vậy, có hai bài học cần ghi nhớ trước tiên về bảo mật trang web, đó là:

  • Mạng nơi xây dựng trang web cần phải được bảo mật tốt.
  • Vấn đề bảo mật không thể cải thiện bằng cách ghi lại mật khẩu và đặt chúng ở vị trí dễ nhìn thấy.

Phòng thủ

Kiểm tra bảo mật

Thực hiện kiểm tra bảo mật trên một trang web là một bài tập tương đối đơn giản có thể được thực hiện bởi các nhân viên IT, bằng cách sử dụng những công cụ phần mềm phù hợp. Ngoài ra, có thể ký hợp đồng với bên thứ ba để thực hiện việc quét toàn bộ website và đưa ra các điểm yếu tiềm ẩn cần lưu ý.

Nếu đang sử dụng dịch vụ lưu trữ web, nhà cung cấp cũng có thể đề xuất công cụ bảo mật để đảm bảo rằng trang web an toàn ngay từ đầu.

Ngoài ra, nhiều nhà cung cấp cũng cung cấp gói bảo mật trang web, hứa hẹn sẽ phản ứng nhanh chóng với các mối đe dọa và giảm thiểu các vụ tấn công từ chối dịch vụ. Đây là sự đầu tư đúng đắn, trừ khi bạn chỉ có một blog cá nhân nhỏ.

Giá của các dịch vụ này không quá cao, nếu xem xét khoản tiền cao ngất ngưởng bị mất khi trang web bị sập trong bất kỳ khoảng thời gian nào, đặc biệt là đối với những dịch vụ thương mại điện tử.

Dù sử dụng phương pháp nào, điều quan trọng là các quy trình quét bảo mật cần được thực hiện một cách thường xuyên, để xác định các mối đe dọa mới có thể xảy ra, ngay khi chúng xuất hiện và xử lý chúng ngay lập tức.

Kiểm tra bảo mật

Mối quan tâm chung

Các hình thức tấn công phổ biến nhất mà các trang web gặp phải là:

  • Distributed Denial of Service (DDoS) - Nhiều máy tính từ xa, thường bị nhiễm trojan, hoạt động trên các trang web liên tục gửi yêu cầu và các máy chủ không thể xử lý số lượng yêu cầu đó.
  • Nhiễm phần mềm độc hại - Bằng cách nào đó, các file có chứa mã độc hại được đặt trên trang web với ý định upload nó lên cho bất kỳ ai ghé thăm.
  • SQL injection - Mã độc được chèn vào biểu mẫu hoặc input, sau đó được thực thi trên máy chủ bởi SQL Database. Mã này có thể cho phép truy cập dữ liệu khách hàng hoặc mở máy để truy cập từ bên ngoài.
  • Brute force - Lỗ hổng trên hệ điều hành cho phép thực hiện những cuộc tấn công lặp lại, dẫn đến việc reset, mở port cho đợt tấn công tiếp theo. Với sự phức tạp của các hệ điều hành hiện đại, lỗ hổng mới được tìm thấy khá thường xuyên.
  • Cross-site scripting - Phương pháp hack này chuyển hướng trình duyệt đến trang web khác hoặc thay thế nội dung trên trang web bị hack mà người truy cập không biết.
  • Tấn công Zero day- Đây là những cuộc tấn công mới và khó ngăn chặn, sử dụng điểm yếu ít người biết đến. Khoảng thời gian giữa thời điểm lỗ hổng được phát hiện tới khi nó được khắc phục đóng vai trò rất quan trọng, và có thể tạm thời vô hiệu hóa một số tính năng máy chủ cho đến khi có bản sửa lỗi.

Điểm yếu trong thiết kế

Mặc dù nhiều trang web hoạt động với các tính năng sau, nhưng chúng cũng là nguồn gốc của nhiều vấn đề bảo mật:

  • Biểu mẫu - Bất cứ điều gì xử lý đầu vào trên máy chủ đều là “lỗ hổng” tiềm năng cho mã độc và có thể được khai thác để trích xuất dữ liệu người dùng.
  • Diễn đàn - Việc đặt các tập lệnh và chuyển hướng người dùng đến các trang web phát tán phần mềm độc hại chỉ là một vài vấn đề tiềm ẩn trên các diễn đàn do người dùng tạo.
  • Đăng nhập mạng xã hội - Sử dụng tài khoản Facebook hoặc Google để đăng nhập vào một trang web rất nhanh chóng và dễ dàng, nhưng đó cũng có thể là một nguyên nhân mà các tài khoản này bị hack.
  • Thương mại điện tử - Tội phạm đánh hơi được mùi tiền và tin tặc sẽ dành nhiều công sức hơn để hack một trang web thương mại điện tử.
  • Nội dung không được kiểm soát - Nếu lấy nguồn tin tức và bài viết từ các trang web khác, trang web của bạn phụ thuộc vào các biện pháp bảo mật của họ, bất kể chúng là gì.

Rõ ràng, loại bỏ tất cả các chức năng này khỏi một trang web sẽ làm cho nó không hấp dẫn đối với khách truy cập. Cần quyết định những yếu tố chuẩn bị sử dụng và cách dự định giảm thiểu các vấn đề bảo mật có liên quan.

Điểm yếu thiết kế

Có biện pháp bảo vệ phù hợp

không có cách nào để đảm bảo rằng trang web của bạn không bao giờ bị hack cả. Cuối cùng, bạn có thể thử hack trang web của chính mình và đảm bảo rằng có thể nhanh chóng phục hồi sau mọi sự cố.

Mức độ chính xác của nỗ lực bảo mật được đưa ra là điều mà tất cả các công ty phải vật lộn, nhưng đối với những trang web bán hàng trực tuyến, phải đảm bảo 100% các chi tiết cá nhân và tài chính của khách hàng được bảo mật.

Nhiều công ty và tổ chức đã bị đánh cắp tất cả dữ liệu khách hàng, sau đó các thông tin này được sử dụng để giả mạo thông tin nhận dạng, và để lại những hậu quả vô cùng đắt giá.

Bất cứ mức độ bảo vệ và giám sát nào được chọn cũng cần phải phù hợp với mục đích. Cuối cùng, hãy xem xét rằng có biện pháp bảo mật nào tốt hơn với chi phí tối thiểu không.

Chúc bạn tìm ra giải pháp phù hợp!

Xem thêm:

Thứ Tư, 30/01/2019 10:56
51 👨 702
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Giải pháp bảo mật