Bộ chuyển đổi tiếng Việt hay bộ cuyển đổi tiếng Việt đang làm bạn tò mò, muốn chuyển thử tiếng Việt thành tiếq Việt như nào thì hãy thử dùng bộ chuyển đổi tiếng Việt online đưới đây. Gần đây trên mạng đang xôn xao về dự án cải cách chữ quốc ngữ, với bộ chữ tiếng Việt kiểu mới, chuyển đổi 38 chữ tiếng Việt về còn 31 chữ, viết záo zụk thay cho giáo dục, Tiếq Việt thay vì Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền. Bộ chữ mới này vẫn còn đang trong quá trình nghiên cứu và sửa đổi, chưa hoàn thiện, nhưng ngay khi thông tin được đưa ra trên mạng đã tạo nên làn sóng phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng.
7 câu thành ngữ tục ngữ quen thuộc nhưng ai cũng đang dùng sai
Bộ chuyển đổi tiếng Việt online mới
Bạn tham khảo thêm công cụ chuyển đổi tiếng Việt so một developer tên Phan An chia sẻ trên Github theo link dưới đây.
https://github.com/phanan/tieqviet
Bạn chỉ cần nhập một đoạn văn bất kỳ vào ô Text Box để nhận được đoạn văn đó trong dạng Tiếq Việt mới:
Bộ chuyển đổi tiếng Việt thành Tiếq Việt
Theo cách viết này Quản Trị Mạng sẽ biến thành Kuản C ị Mạq. Cũng ngộ phết. Có một mẹo nhỏ cho các bạn khi gõ chữ tiếng Việt kiểu mới này là sau khi kết thúc chữ bạn nhấn phím Ctrl, rồi mới nhấn phím cách thì sẽ không bị lỗi.
Bản chất của con người là ngại thay đổi nên khi bắt gặp một vấn đề mới chúng ta thường tìm cách phủ định nó thay vì chấp nhận và tìm cách cải tiến nó, nên sự phản đối, phản ứng như vậy cũng dễ hiểu. Tuy nhiên, khi PGS.TS Bùi Hiền đưa ra những lý luận và cơ sở khoa học cho việc chuyển đổi này thì có lẽ chúng ta nên có cái nhìn khác về dự án của ông.
Tác giả đề xuất thay đổi các phụ âm như sau: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên tạm thời dùng kí tự ghép n’ để biểu đạt.
Đây là hình ảnh được chia sẻ rất nhiều về bộ chữ Tiếq Việt mới của tác giả:
Nếu bạn thường xuyên gặp khó khăn khi phải phân biệt x với s, ch với tr, r với d, gi, hay viết địa lí, địa lý cái nào đúng, thì trong bộ chữ Tiếq Việt mới này điều đó không còn nữa. Chưa kể đến việc rút gọn này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí cho các tòa soạn báo, nhà xuất bản và công việc văn phòng.
Vì dự án còn dang dở, chúng ta chưa bàn đến tính hiệu quả hay các vấn đề mang tầm vĩ mô khác. Thay vào đó, Quản Trị Mạng sẽ giới thiệu với các bạn một công cụ để chuyển đổi chữ tiếng Việt kiểu truyền thống sang chữ tiếng Việt kiểu mới này. Các bạn thử trải nghiệm và cảm nhận nhé.
Sau khi trải nghiệm, mình thấy hơi khó đọc, và quan trọng nhất là thói quen viết, đọc, ghép vần, gõ phím cũng như kiểu gõ 10 ngón, đánh máy nhanh sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều, bộ gõ tiếng Việt như Unikey hiện tại không hỗ trợ kiểu bỏ dấu cho chữ mới (mấy cái này rất quan trọng với người ôm bàn phím cả ngày như mình), gần như là phải làm lại một cách có hệ thống tất cả những vấn đề liên quan. Vì nó là thói quen đã ăn sâu vào đời sống của người Việt rồi. Nếu tác giả có thể đưa ra được những hướng giải quyết cụ thể, khả thi trong dự án của mình thì đây sẽ là một đề xuất rất đáng để xem xét.
Có thể rằng cách chuyển đổi của PGS.TS Bùi Hiển khiến chúng ta khó đọc, nhưng mình nghĩ chúng ta nên nhìn vào mặt tích cực của dự án mà tác giả đang làm và nỗ lực để hoàn thiện. Nếu có những ý tưởng hay ho, bạn đọc có thể góp ý cho tác giả cũng như nêu ra những bất cập mà các bạn thấy nên thay đổi để phù hợp hơn, biết đâu chúng ta lại có được một bộ chữ vừa đẹp, vừa tiện và tuyệt vời hơn bây giờ?!
Để tìm bộ chuyển đổi tiếng Việt, bạn dùng những cụm từ sau:
- Bộ chữ tiếng Việt mới
- Đổi chữ quốc ngữ
- Bộ cuyển đổi tiếng Việt
- Bộ chuyển đổi tiếng Việt online
- Bộ cuyển dổi tiếq Việt
- Bộ chuyển đổi tiếng Việt
- Cuyển đổi tiếng Việt
- Bộ chuyển đổi tiếq Việt
- Tiếng Việt Surge
Xem thêm: 10 cặp từ trong tiếng Việt dễ khiến chúng ta nhầm lẫn nhất