Cisco Linksys WRT160NL - 'đồ chơi' riêng cho dân mã nguồn mở

Là dân mã nguồn mở thích xài hàng độc, anh Thế Nguyễn đã lùng sục khắp nơi để tìm một thiết bị Wi-fi mã nguồn mở. Anh đã chia sẻ trải nghiệm của mình khi tìm thấy một món “đồ chơi” độc đáo.

Tha hồ “vọc” phần mềm

Phải thừa nhận rằng tôi có một thói quen cố hữu của dân mã nguồn mở là “thích xài hàng độc”. Sau một buổi sáng chủ nhật gặp trục trặc khi kết nối wireless, loay hoay set lại file config mãi không xong, tôi quyết định tìm cho mình một thiết bị phát Wi-fi mới.

Là một lập trình viên sử dụng hệ thống mã nguồn mở (Open Source) với nhu cầu online mọi lúc, mọi nơi, điều tôi cần ở một thiết bị phát wifi là sự kết nối nhanh chóng, tốc độ truyền dữ liệu cao và tầm phủ sóng rộng. Bởi vậy sau khi bỏ thời gian nghiên cứu và tìm hiểu khắp nơi, , tôi quyết định chọn thiết bị phát wifi thiết kế trên nền tảng mã nguồn mở Cisco Linksys WRT160NL.

Những lúc có chút thời gian rảnh rỗi, tôi thường lọ mọ với món đồ mới này và code lại những hệ thống cho phù hợp hơn với nhu cầu và tính chất công việc của mình. Tôi rất thích thú khi phát hiện ra tính năng mở của Cisco Linksys WRT160NL cho phép người sử dụng thay thế firmware để có thể thử nghiệm các tính năng khác. Firmware là những phần mềm cố định để điều khiển nội quan của thiết bị, tuy vậy phần mềm này ở Cisco Linksys WRT160NL rất linh hoạt. Vốn được viết trên nền tảng mã nguồn mở, firmware của Cisco Linksys WRT160NL cho phép tôi nâng cấp lên thành một bản hoàn toàn mới với những tiện ích thú vị hơn. Ngoài ra, tôi còn thiết lập thêm công cụ bảo mật và cả chế độ tiết kiệm điện cho router của mình.

Thoải mái chia sẻ dữ liệu, linh hoạt trong truy xuất


Tôi cũng khá hài lòng với chức năng Lưu trữ linh hoạt Storage Link khi nó cho phép tôi chia sẻ với các thành viên khác trong hệ thống mạng những dữ liệu “nặng kí” như các bộ phim, clip nhạc, bài hát với chuẩn HD (high definition) dễ dàng, nhanh chóng chỉ với một cú click chuột. Công nghệ Storage Link hoạt động nhờ khả năng kết nối các thiết bị lưu trữ như USB/ổ cứng di động (flash drive) hay ổ đĩa cứng (hard drive) trực tiếp vào Router, việc này đồng thời biến Router thành máy chủ FTP.

Với một hệ thống mạng WLAN cục bộ gồm 3 laptop và 1 máy bàn như đại gia đình của tôi, các thành viên trong nhà đều có thể mang laptop đi khắp nhà mà vẫn có thể truy cập Internet với tốc độ ổn định. Đó là nhờ công nghệ MIMO “Đa Đầu Vào, Đa Đầu Ra” (Multiple In, Multiple Out) với khả năng lưu trữ linh hoạt. Tiện ích này còn tỏ ra rất hữu ích trong trường hợp khi đang ngồi ở công ty, tôi vẫn có thể truy xuất về hệ thống mạng ở nhà. Một thiết bị kết nối khá tiện lợi và thể hiện đúng tầm “high-tech”!

Khi còn dùng thiết bị mạng cũ, nhiều lúc login hoặc truy xuất từ xa qua Network, việc gặp sự cố “không kết nối được” là chuyện thường xảy ra. Nhưng “chiến hữu” mới Cisco Linksys WRT160NL của tôi hoàn toàn khắc phục được tình trạng này.

Sau hơn ba tuần trải nghiệm với Cisco Linksys WRT160NL, tôi cảm thấy thực sự hài lòng với quyết định thay đổi thiết bị kết nối wireless của mình.

Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, tính bảo mật thông tin luôn được đặt lên hàng đầu vì chỉ cần một file tài liệu hay một đoạn mã bị tin tặc tấn công, xem như công việc bị thất bại. Với một hệ điều hành mã nguồn mở khá tốt về tính bảo mật thông tin, tôi đã tin cậy chọn Linux. Giờ đây, khi có thêm Cisco Linksys WRT160NL cùng đồng hành, độ bảo mật có thể nói đạt đến mức tuyệt đối. Đó chính là lý do tôi cho rằng, WRT160NL là “đồ chơi riêng” của dân mã nguồn mở!

Thứ Tư, 20/10/2010 11:03
31 👨 5.973
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Cấu hình Router/Switch