Cách chọn giao thức kết nối tốt nhất cho thiết bị IoT

Cho dù đang đọc trang web này trên điện thoại, máy tính bảng, PC, Mac hoặc Chromebook, bạn có thể dễ dàng đếm được các “loại” kết nối Internet đang tồn tại. WiFi và dữ liệu di động là những lựa chọn duy nhất hiện có.

Ngoài ra, bạn chỉ có thể sử dụng một trong các loại kết nối này để truy cập trang web trên cùng một thiết bị. Trong thực tế, có thể hơi vô nghĩa khi thảo luận về một chủ đề như vậy.

Vậy IoT thì sao?

Tuy nhiên, trong IoT, câu hỏi về việc chọn giao thức kết nối phù hợp có thể tạo ra sự khác biệt giữa việc thiết bị. Không giống như Internet, những thiết bị IoT có các giao thức kết nối đa dạng hơn, bao gồm ZigBee, WiFi và Bluetooth.

Ngoài ra còn có LoRaWAN và các mạng tiêu thụ ít điện như SigFox, Bluetooth Low Energy (BLE), v.v... Thêm vào đó, các nhà sản xuất thiết bị thông minh đang cố tình chọn một bộ giao thức này và bỏ qua các giao thức khác.

Hãy lấy ví dụ về một vài thiết bị IoT nổi tiếng và các giao thức mà chúng hỗ trợ.

  • Bộ điều nhiệt Nest: Chạy trên WiFi 802.11 b/g/n, BLE và WiFi 802.15.4, tương thích hơn với ZigBee, 6LoWPAN, MiWi và Thread.
  • Nest Hello (chuông cửa video): Chạy trên WiFi 802.11a/b/g/n/ac, BLE và WiFi 802.15.4.
  • Apple HomeKit August SmartLock Pro: Chạy trên WiFi và Bluetooth 4.0.
  • Bóng đèn Philips Hue: ZigBee 3.0, tương thích ngược với ZigBee Light Link (ZLL). Để kết nối với Amazon Alexa, Google Home hoặc Apple HomeKit, bạn phải mua một thiết bị riêng có tên Philips Hue Bridge.
  • Tủ lạnh thông minh LG ThinQ: WiFi, Bluetooth hoặc ZigBee thông qua SmartThinQ hub của LG.

Bộ điều nhiệt Nest và Tủ lạnh thông minh LG ThinQ

Rõ ràng, có rất nhiều giao thức tồn tại cho các thiết bị khác nhau, trong những thiết lập khác nhau. Các nhà sản xuất IoT quyết định chọn một giao thức kết nối nào đó sao cho phù hợp với thông lệ tiêu chuẩn của thị trường. Ngoài Google Home hay Apple HomeKit, có rất nhiều nền tảng IoT đang phát triển và cố gắng thu hút các nhà sản xuất.

Chọn giao thức kết nối nào cho thiết bị IoT?

Với tư cách là người dùng cuối, bạn chỉ cần quan tâm đến WiFi cho nhu cầu kết nối IoT hiện tại của mình.

Hiện tại, nguyên tắc hướng dẫn cho hầu hết các nhà sản xuất thiết bị thông minh là hỗ trợ một giao thức nào đó trong khi tập trung vào một smart hub/bridge chung để kết nối với Alexa, Google Home và các trợ lý ảo khác. Các hub và bridge như vậy được thiết kế để đảm bảo khả năng tương thích ngược và xuôi với bất kỳ giao thức mới nào.

LG Smart Hub và Philips Hue Bridge

Mặt khác, các nhà sản xuất thiết bị thông minh sử dụng bộ tiêu chí của riêng họ để quyết định giao thức kết nối cho các tiện ích mà mình sản xuất.

  • Tiện ích nhà thông minh: Như trong các ví dụ trước, tiện ích nhà thông minh phải luôn hỗ trợ WiFi, Bluetooth, BLE hoặc ZigBee. Các tiện ích có thể được tích hợp sẵn tính năng hỗ trợ hoặc thông qua hub/bridge.
  • Việc tự động hóa trong tòa nhà: BACnet là một giao thức mạng cực kỳ phổ biến cho các dự án xây dựng. Các dự án tự động hóa trong tòa nhà cũng sử dụng Z-Wave và ZigBee.
  • Thiết bị cá nhân: Một số thiết bị cá nhân bao gồm máy theo dõi việc thể dục hoặc áo sơ mi thông minh chạy trên Bluetooth, BLE hoặc NFC do chi phí cấy chip thấp. Trên thực tế, các giao thức này sẽ trở nên cực kỳ quan trọng trong tương lai, với mục đích làm cho bất kỳ đối tượng nào thông minh hơn.
  • Cảm biến tiệm cận: Các mạng IoT tinh vi phụ thuộc vào điện toán ranh giới (Edge Computing) hoặc điện toán sương mù (Fog Computing). Ở đó, những cảm biến tiệm cận phải tự xác định chính xác và công nghệ Beacon đang đóng một vai trò rất quan trọng.

Beacon

Tầm quan trọng của 5G

5G sẽ đóng một vai trò rất linh hoạt trong việc phát triển các tiêu chuẩn IoT. Từ những chiếc xe thông minh đến máy bay không người lái hay phẫu thuật não tiên tiến, tiềm năng của 5G là vô hạn.

Trong tương lai, khi 5G trở nên rẻ hơn, nhiều thiết bị IoT sẽ bắt đầu dịch chuyển để hỗ trợ 5G. 5G thực sự nổi trội và các ứng dụng của nó có thể sẽ vượt qua mọi giao thức mạng khác.

Tầm quan trọng của 5G

Chưa có sự đồng thuận nào về việc chọn giao thức kết nối mạng trong IoT. Điều này là do các giao thức mới liên tục phát triển với những ưu điểm riêng.

May mắn thay, là người dùng cuối của các thiết bị IoT, bạn không phải lo lắng nhiều về việc một giao thức nào đó sẽ xuất hiện hoặc biến mất. Hầu như tất cả các nhà sản xuất thiết bị đều hỗ trợ khả năng tương thích ngược và chuyển tiếp thông qua hub hoặc bridge.

Giao thức IoT yêu thích của bạn là gì? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến trong phần bình luận bên dưới nhé!

Thứ Ba, 16/04/2019 17:31
55 👨 887
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Mạng LAN - WAN