Quản trị mạng - Mac có khá nhiều ưu điểm khác biệt so với Windows bởi vậy mà có rất nhiều người đang sử dụng hệ điều hành này. Nếu bạn là một người muốn chuyển hướng sang sử dụng hệ điều hành Mac thì đây là những lời khuyên có thể giúp bạn tránh phải dùng thử hay gặp các lỗi trong sử dụng.
Quản lý file
Cũng giống như Windows, Mac OS X tổ chức các thông tin thành các file bên trong các thư mục. Tuy nhiên có những sự khác nhau ở đây khiến bạn phải mất một chút lúng túng và đôi khi có thể gây khó chịu. Nếu bạn thích sử dụng bàn phím hơn chuột hoặc trackpad hay thích tùy biến mọi thứ có thể, các mẹo này sẽ tiết kiệm cho bạn khá nhiều thời gian và giảm được nhiều bực mình.
Kích phải. Bạn có thể đã biết rằng cuộc sống với Windows được tạo ra một cách dễ dàng bằng cách kích chuột phải vào bất cứ nơi nào có thể để xem menu nội dung. Các tùy chọn theo bối cảnh chỉ giống như một tấm vé để tìm hiểu thêm về những gì bạn có thể thực hiện trong bất cứ tình huống cụ thể nào. Trên Mac, kích chuột phải vào Ctrl-click. Phụ thuộc vào phần cứng Mac đang sử dụng, bạn cũng có thể cấu hình chuột hoặc trackpad của bạn đề đáp trả hành động kích chuột phải thực sự (bạn sẽ tìm thấy tùy chọn đó trong Apple | System Preferences). Bất cứ cách nào bạn thực hiện và cứ thực hiện liên tục như vậy bạn sẽ không ngừng việc tìm tòi của mình.
Tìm Finder. Finder – tiện ích tương đương với Explorer của Windows – cho phép bạn điều hướng các file và các thư mục trên Mac. (Mọi người có thể tùy chọn trong trong hai giao diện; chúng tôi sẽ giúp bản thân bạn và đề cập một số sự khác biệt). Bạn sẽ biết mình ở trong Finder, trái với ứng dụng khác vì từ Finder sẽ xuất hiện ở góc trái phía trên của màn hình. Sau đó, nhấn Cmd-n (không được nhấn Shift để tạo viết hoa hoặc một lệnh khác) sẽ mở một cửa sổ điều hướng thư mục. Nếu thích bạn có thể thực hiện điều này trong một bước bằng cách kích vào hình mặt cười màu xanh ở phía trái của Dock. Cũng giống như Windows Explorer, Finder luôn mở. Khi bạn điều hướng thông qua cửa sổ (bằng việc kích đúp vào một thư mục để hiển thị nội dung của nó), bạn sẽ sử dụng Finder. Bạn cũng sử dụng Finder khi thực hiện các chức năng quản gia cơ bản như việc kéo một file từ một thư mục nào sang thư mục khác.
Mở các file theo các cách khác nhau. Như trong Windows, bạn có thể kích đúp vào một file hoặc biểu tượng ứng dụng để mở nó. Nếu bạn di chuyển chuột chậm có thể sử dụng các tùy chọn khác là nhấn Cmd-o hoặc Cmd-DownArrow. Đừng bao giờ mong đợi mở một file bằng cách nhấn Enter! Trong Windows cách này sẽ mở một file, tuy nhiên trong OS X, nó cho phép bạn chỉnh sửa filename.
Tùy chỉnh cách xem Finder. Bạn có thể thiết lập các tham chiếu trong Finder, tuy nhiên – trong ví dụ điển hình về những gì không mang tính trực giá về Mac – hầu hết các tham chiếu này đều không nằm trong menu Preferences của Finder. Thay vì đó, chúng ẩn bên dưới menu View | Show View Options – và ở đây các tùy chọn sẽ phù hợp với cách bạn đang hiển thị các file hiện hành (như các biểu tượng, danh sách hay các cột). Hãy khám khá các thiết lập ở đây, chúng có thể tạo sự khác biệt lớn trong sự tương tác hàng ngày với Mac.
Chọn sidebar. Một thứ mà chúng tôi khuyên các bạn, mục đích thuận tiện, là tùy chỉnh những gì sẽ xuất hiện trong sidebar phía bên trái của cửa sổ điều hướng thư mục. Bạn có thể thực hiện để tìm trong Finder | Preferences | Sidebar, và có thể kéo các thành phần (chẳng hạn như các biểu tượng thư mục) trực tiếp vào sidebar. Cách tốt nhất để làm cho các thư mục hay được sử dụng có thể dễ dàng quan sát và truy cập.
Hiển thị các mở rộng. Một thứ mà chúng tôi khuyên các bạn, để tránh sự ngạc nhiên hoặc lộn xộn, là vào Finder | Preferences và chọn Show all file extensions.
Tìm hiểu sự khác biệt chính: các mở rộng. Nói về các mở rộng của file trong Mac. Mac thường sử dụng cách mà Windows vẫn sử dụng – để phân biệt ứng dụng nào sẽ mở file nào – nhưng vấn đề này được phát triển mới gần đây và nó tiếp tục đồng tồn tại với cách cũ của Mac: một số file được lưu với thuộc tính được gọi creator có thể ghi đè hiệu ứng phần mở rộng của file. Tuy nhiên bạn có thể không bao giờ cần xem hoặc thay đổi creator của file (mặc dù có các tiện ích của các hãng thứ ba cho phép bạn thực hiện điều đó); chúng tôi đề cập đến điều này để bạn biết rằng tại sao đôi khi Mac có thẻ mở một file không có phần mở rộng. Hộp thọa Save trong một số ứng dụng Mac cho phép bạn có sử dụng các mở rộng hay không. Hãy sử dụng các mở rộng nếu bạn lên có hoạch gửi file đén bạn bè sử dụng hệ điều hành Windows của bạn. Điều này là vì Mac có thể biết rằng MyWordFile nên mở trong Word, nhưng Windows thì không, file cần có tên là MyWordFile.doc.
Tùy chỉnh liên kết file. Nói để chỉ rõ ứng dụng nào sẽ mở một file nào đó, có chí ít hai cách để bạn có thể thực hiện điều đó.
- Mở một file với ứng dụng như vậy, hãy Ctrl-click vào biểu tượng của file và chọn Open with….
- Để làm cho một lựa chọn Mac nhớ những thiết lập đó, hãy lấy thông tin trên file (chọn file sau đó nhấn Cmd-i), vào cửa sổ sẽ xuất hiện và chọn tùy chọn Open with. Bạn sẽ có một tùy chọn cho việc sử dụng lựa chọn của mình cho các file như vậy (cho ví dụ, bạn có thể chọn mở các file JPEG bằng Photoshop thay vì Preview).
- Đây là cách thứ ba sẽ không bao giờ xuất hiện đối với người dùng Windows thông thường: chỉ thay đổi phần mở rộng. Cho ví dụ, một file văn bản thô có đuôi .txt sẽ mở bình thường trong tiện ích TextEdit của Mac, tuy nhiên nếu bạn thay đổi phần mở rộng của nó thành .doc thì nó sẽ được mở trong Windows.
Thay đổi biểu tượng. Lúc này bạn biết cách khai thác cácc thông tin trên file và thư mục (Cmd-i), và bạn cũng sẽ biết cách thay đổi biểu tượng của nó. Chỉ cần kéo vào thả (hoặc paste) một ảnh vào biểu tượng xuất hiện ở góc trái phía trên của cửa sổ Get Info của nó. Hình ảnh sẽ có kích thước xấp xỉ 128 x 128pixel.
Đây là một số thứ sẽ cải thiện mối quan hệ của bạn với Finder:
Không ân hận. Cmd-z sẽ undo những gì bạn đã thực hiện trong Finder.
Chuyển lên phía trên. Cmd-UpArrow sẽ đưa bạn đến thư mục mức cao hơn so với thư mục hiện hành – hay thường được gọi là “thư mục cha”.
Truy cập linh hoạt. Đây là một thứ khá thú vị: Cmd-clicking trực tiếp vào tên của thư mục (phía trên cửa sổ của nó) sẽ cho bạn thấy một hiển thị sổ xuống mang tính điều khiển đường dẫn của nó – nghĩa là bạn sẽ thấy những thư mục mà nó nằm trong và có thể kích vào bất cứ tên của thư mục nào để điều hướng trực tiếp đến đó.
Nếu thích tùy chọn Windows hiển thị đường dẫn (thanh bar địa chỉ) khi điều hướng thông qua các thư mục, Finder có thể thực hiện theo cách đó: tìm tùy chọn nằm trong View; tích vào hộp kiểm Show Path Bar. Với tôi, cách hiệu quả nhất để sử dụng Finder là để mọi thứ trong List (cách đó luôn có thể thấy được ngày tháng, kích thước của file) trong khi vẫn hiển thị thanh bar về đường dẫn ở phía dưới và có thể chuyển lên các thư mục cha một cách dễ dàng.
Chức năng xem trước (preview). Tính năng Quick Look cho phép bạn quan sát nhanh nội dung của một số file lớn mà không cần mở các ứng dụng có liên quan với chúng. Chỉ cần chọn các biểu tượng của file, sau đó nhấn spacebar. Có thể sẽ có sự giữ chậm đôi chút, nhưng sau đó bạn sẽ thấy nội dung của file được lựa chọn đầu tiên, tiếp đó bạn cũng có thể sử dụng phía mũi tên để điều hướng trong các file còn lại. Finder thậm chí còn triệu gọi được cả các trình chơi nhạc cho các file nhạc và video.
Đặt lại tên một cách thoải mái. Hãy thử đặt lại tên file trong khi nó vẫn được mở? Với Windows thì không nhưng ở đây bạn hoàn toàn có thể. Thanh bar tiêu đề cửa sổ của nó sẽ cập nhật theo tên bạn chỉnh sửa.
DOCK
Dock – phần hình mẫu nằm phí dưới màn hình hiển thị của bạn – có thể thực hiện một số thứ khá giá trị và mang tính tùy chỉnh cao. Dock có một số chức năng như sự trộn lẫn thanh bar khởi chạy nhanh của Windows và taskbar.
Các biểu tượng phía trái. Bên phía trái, Dock hiển thị các biểu tượng của bất kỳ ứng dụng nào bạn muốn khởi chạy nhanh (với một kích chuột). Không nói đến những gì mà Apple đã đặt sẵn ở đây. Nếu có một ứng dụng nào đó bạn không muốn sử dụng trên Dock hãy kéo nó ra ngoài; khi đó nó sẽ khử bỏ được ứng dụng này và có thêm khoảng trống để đặt vào các ứng dụng khác. Muốn đưa vào một ứng dụng nào đó vào Dock, bạn chỉ cần kéo các kiểu tượng được sử dụng cho các ứng dụng từ thư mục Applications của nó. Kéo chúng sang trái hoặc phải để xắp xếp; lưu ý một vạch dấu nhỏ bên dưới mỗi ứng dụng hiện đang được mở.
Các biểu tượng phía phải. Ở bên phải của Dock, bạn sẽ thấy các biểu tượng cho bất kỳ cửa sổ nào bạn muốn thu gọn kích thước. Bằng cách đó bạn không phải nhấn vào nút màu vàng nhỏ đó để thu gọn kích thước một cửa sổ. Vào Apple | System Preferences | Appearance, chọn Minimize when double-clicking a window title bar. Lúc này bạn sẽ thao tác rất đơn giản với con trỏ chuột của mình khi muốn thu gọn kích thước một cửa sổ. Một cách khác bạn có thể sử dụng phím tắt bàn phím Cmd-m.
Thiết lập sự ưu tiên của Dock. Sự ưu tiên cho Dock có sẵn trên menu Apple. Bạn có thể đặt nó đứng ở phía trái hoặc phía phải màn hình của mình; bạn cũng có thể đặt nó phía sau khi không sử dụng; có thể stop nó ngay lập tức khi di chuyển chuột qua nó. Có một số tiện ích của các hãng khác có thể điều chỉnh diện mạo của Dock hơn nữa, tuy nhiên các công cụ như vậy có thể stop sự làm việc khi Apple cung cấp các nâng cấp mới – điều này không hay xảy ra với các nâng cấp của Windows và đó là điều quan trọng mà các bạn cần nhớ.
Tìm sức mạnh đặc biệt của Dock. Thực hiện rất nhiều Ctrl-clicking (hoặc kích chuột phải) trong Dock. Bạn sẽ gặp các tùy chọn giống như đóng ứng dụng mà không cần mở cửa sổ hiện hành của nó hoặc bãi bỏ sự khởi chạy của một ứng dụng mà bạn không có ý định muốn mở nó.
Tổ chức sắp xếp
Để có thể thực hiện nhiều trong Mac bạn cần phải biết một số vấn đề về ổ đĩa cứng nó được tổ chức như thế nào. Kích đúp vào biểu tượng ổ đĩa ở góc trên bên trái của desktop, bạn sẽ thấy những gì cần thiết.
Các ứng dụng - Applications: Thư mục này tương đương với thư mục Program Files trong các máy tính Windows. Trong Finder, bạn cũng có thể vào thẳng thư mục Applications của mình bằng cách nhấn Cmd-A (hay Cmd-Shift-a) hoặc chọn Go | Applications từ thanh bar menu. Khi đã vào đến đây, chúng ta sẽ thấy khá nhiều thứ về các ứng dụng trên Mac: Chúng hoàn toàn manh tính độc lập, nghĩa là bạn có thể kéo vào thả một cách đơn giản một ứng dụng nào đó vào một location mới và nó sẽ chạy – không giống như trong Windows – do đó bạn cũng không cần một chương trình cài đặt. Tuy nhiên bạn không nên khai thác kiến thức này để thực hiện việc copy các chương trình một cách bất hợp pháp. Tương tự như vậy, việc xóa một biểu tượng của ứng dụng cũng gần như việc hủy bỏ cài đặt một chương trình trong Windows.
Thư viện - Library. Đây là nơi hệ thống và các ứng dụng khác lưu các thông tin cần thiết – những thứ chẳng hạn như fonts và Internet plug-in (các ứng dụng mà trình duyệt web của bạn sẽ chạy tự động để có thể chạy các file video và hiển thị định dạng văn bản PDF). Tuy nhiên không can thiệp vào phần này.
Hệ thống - System. Đây là nơi hệ điều hành cư trú và sinh sống. Cũng không can thiệp vào phần này
Người dùng - Users. Users tương đương với thư mục Documents and Settings trong Windows XP. Mỗi một cá nhân với một tài khoản trên Mac sẽ có một thư mục nằm trong Users; thư mục đó được gọi là thư mục chủ của bạn. Đây là thư mục mà bạn muốn backup. Hãy kích đúp vào nó và ở đây bạn sẽ thấy nhiều thứ cần thiết khác:
Desktop, Documents, and Downloads. Không có điều chỉnh nào ở đây. Desktop vẫn là desktop của bạn, Documents mặc định dùng để lưu các tài liệu và Downloads sẽ là nơi Safari sẽ mặc định lưu bất cứ thứ gì bạn download được.
Tương tự, Movies, Music và Pictures cũng là những thanh phần giống như trong Windows. Thư mục Music chứa các file nhạc của bạn (trừ khi bạn không muốn lưu các file nhạc vào đây mà vào một địa điểm khác tùy chọn). Nó cũng chứa một file có tên gọi "iTunes Library", file này không có bất cứ một file nhạc nào – nó chỉ là một cơ sở dữ liệu các bài hát mà copy iTunes của bạn biết.
Library. Đây là thư viện của bạn đúng hơn là của hệ thống. Một thứ bạn sẽ tìm thấy ở đây là bookmarks của mình: Nếu bạn sử dụng Safari, chúng nằm trong một thư mục có tên Safari trong filename Bookmarks.plist. Những người dùng Firefox sẽ cần phải truy cập thông qua thư mục Application Support (hoặc tìm kiếm một file có tên bookmarks). Bạn cũng sẽ tìm thấy một thư mục Library được gọi là Preferences, đây là nơi các ứng dụng của bạn thường lưu các thiết lập ưu tiên mà bạn đã điều chỉnh. Quan sát trong thư mục Preferences bạn sẽ thấy rằng hầu hết các file ưu tiên đều có đuôi mở rộng .plist, cụm từ viết tắt cho "property list". Cũng có các tiện ích của các hãng thứ ba có thể điều chỉnh trực tiếp các file này, tuy nhiên bạn có thể không cần thiết đến chúng.
Một thứ quan trọng là biết được các file nằm ở đâu để có thể copy chúng sang một máy Mac khác nếu bạn muốn copy một trong các ứng dụng của mình. Thêm vào đó, nếu một trong các ứng dụng nào đó bị đổ vỡ hoặc treo, hãy xóa file ưu tiên của nó – cách thức này có thể sửa được lỗi cho ứng dụng! Tiếp theo bạn chạy ứng dụng, một file ưu tiên mới sẽ được tạo một cách tự động. Lưu ý về cơ chế đặt tên cho các file ưu tiên: Với mục đích tổ chức, chúng sẽ được đặt tên theo cách ngược lại với các website, cho ví dụ, file ưu tiên của bạn cho Photoshop sẽ là com.adobe.Photoshop.plist.
Public gồm có một thư mục có tên Drop Box, đây là nơi những người dùng khác trên Mac có thể thả vào các file cho bạn mà không thấy những gì trong thư mục đó.
Sites là nơi bạn có thể lưu các file nội bộ cho các website bạn tạo. Vấn đề này rõ ràng tùy thuộc vào bạn.
Đó là một sự bày trí cho mảnh đất mới mà bạn sắp định cư. Có lẽ bạn sẽ tạo rất nhiều thư mục mới trong thư mục chủ của mình. Và cách nhanh nhất để thực hiện điều đó là điều hướng đến nơi bạn muốn đến, sau đó nhấn Cmd-N (N hoa) để tạo thư mục mới.
(Còn nữa)