Các bản phân phối Linux có gì khác biệt?

Nếu đang tìm một bản Linux distro mới để cài đặt, bạn nên lưu ý hai điều: tên và môi trường desktop (Desktop Environment).

Bài viết dưới đây chỉ ra sự khác biệt giữa các bản phân phối Linux như Ubuntu, Fedora, Linux Mint, Debian, openSUSE và nhiều loại khác. Tại sao lại có nhiều bản phân phối Linux như vậy và sự khác nhau giữa chúng là gì?

5 điểm khác biệt chính giữa các bản phân phối Linux

Đôi khi bạn tự hỏi tại sao phải có nhiều bản phân phối Linux như vậy, trong khi chúng đều là Linux?

Bạn biết rằng Windows 10 cũng có rất nhiều phiên bản, nhưng chúng không xuất hiện trên thị trường dưới tư cách là các hệ điều hành biệt lập. Trong khi đó, macOS chỉ có một loại (ít nhất là đối với máy tính). Vậy tại sao phải có nhiều bản phân phối Linux tới như vậy?

Sự phát triển của các bản phân phối Linux là nhờ có nhiều nhóm riêng biệt nhưng lại hợp tác với nhau. Kể từ khi Linux Kernel được ra mắt lần đầu tiên, qua nhiều năm, hệ điều hành này đã tạo ra rất nhiều bản phân phối khác nhau.

Về bản chất, nó vẫn là Linux. Nhưng bạn sẽ nhận thấy những khác biệt đáng chú ý sau trong các phiên bản Linux:

  • Môi trường desktop
  • Trình quản lý gói tin
  • Display server
  • Mục đích sử dụng
  • Triết lý nguồn mở

Những khác biệt này cụ thể như thế nào?

1. Môi trường desktop

Hầu hết các bản phân phối đều dựa trên môi trường desktop mà họ sử dụng.

Ví dụ, phiên bản Ubuntu sẽ cung cấp một vài môi trường desktop dựa theo sở thích cá nhân người dùng. Bạn sẽ có:

  • Ubuntu (phiên bản chính với desktop GNOME)
  • Kubuntu (KDE)
  • Lubuntu (LXQt)
  • Ubuntu Budgie (với desktop Budgie)
  • Ubuntu MATE (phiên bản desktop Ubuntu cổ điển)
  • Xubuntu (Xfce)

Các bản phân phối khác đều có nhiều lựa chọn desktop, tuy nhiên, chúng thường được xuất hiện dưới dạng “con quay” bao gồm nhiều môi trường desktop khác nhau. Fedora chính là ví dụ cho việc này. Trong khi đó, hệ điều hành Elementary có desktop Pantheon lấy cảm hứng từ macOS.

Ubuntu phiên bản GNOME desktop
Ubuntu phiên bản GNOME desktop

2. Trình quản lý gói tin và các công nghệ khác

Người phát triển bản phân phối Linux có thể chọn phần mềm nào sẽ được đưa vào máy, ví dụ như trình quản lý file hoặc trình quản lý gói tin.

Nhà phát triển Linux distro có quyền này bởi vì mỗi danh mục trên Linux đều có thể cài nhiều ứng dụng.

Ví dụ, có một vài trình quản lý tin sử dụng được trên Linux, bao gồm Nautilus và Konqueror, mỗi trình này lại có một cách mở file riêng biệt.

Trình quản lý gói tin Nautilus trên Linux
Trình quản lý gói tin Nautilus trên Linux

Một ví dụ khác đó là về các trình quản lý gói tin trên Linux. Có rất nhiều phương pháp cài đặt phần mềm trên mỗi bản phân phối Linux, nhưng chúng đều có một trình quản lý gói tin đang chạy ngầm trong máy.

Các bản phân phối Linux như Ubuntu và Linux Mint, dpkg là một lựa chọn, truy cập thông qua apt //. Với hệ điều hành CentOS, RPM là trình quản lý gói tin, sử dụng lệnh yum trong command.

3. Display Server khác nhau trên Linux

Trong Linux bạn có thể tìm thấy rất nhiều công cụ, ứng dụng, tiến trình và server giúp hệ điều hành này chạy mượt mà.

Ví dụ chủ chốt ở đấy chính là display server. Phần mềm này phối hợp dữ liệu giữa phần cứng máy tính và màn hình, cho phép người dùng tương tác với giao diện đồ họa.

Trước đây, server X.Org được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, có rất nhiều lựa chọn thay thế khác như Mir, SurfaceFlinger cũng được sử dụng trên Android. Display server Wayland được xem là tương lai của Linux, khi rất nhiều bản phân phối hiện nay đã sử dụng nó.

4. Mục đích sử dụng

Một vài bản phân phối Linux xuất hiện vì nhà phát triển muốn thay đổi gói phần mềm trên một hệ điều hành đã có sẵn. Trong khi đó, các bản phân phối Linux có thể khác biệt dựa trên mục đích sử dụng của chúng. Ví dụ, Linux Mint dựa trên Ubuntu, nhưng nó chứa rất nhiều công cụ hệ thống, môi trường desktop khác và cả theme màu xanh bạc hà nữa. Mục đích chính của của hệ điều hành này đó là tạo ra một hệ điều hành Linux dễ sử dụng cho người mới chuyển từ Windows hoặc macOS sang.

Tương tự như vậy, Debian cũng hướng đến việc cung cấp một hệ điều hành ổn định (do đó nó có rất nhiều phần mềm đã cũ).

Hệ điều hành Debian
Hệ điều hành Debian

Một vài phiên bản Linux có mục đích sử dụng riêng biệt. Ví dụ, Steam được thiết kế riêng để chơi game hay Fedora Design Suite phục vụ nhiều cho các hoạt động đa phương tiện.

5. Triết lý nguồn mở và độc quyền

Mặc dù GNU/Linux là một hệ điều hành đã có tiếng sử dụng mã nguồn mở, nhưng không phải 100% các bản phân phối của nó cũng có nguồn mở như vậy.

Những nhà phát triển có quan điểm khác nhau về mã nguồn mở, những quan điểm này có thể là nhân tố quyết định của những người theo chủ nghĩa nguồn mở thuần túy.

Ví dụ, Ubuntu rất thoải mái trong việc cài đặt những phần mềm độc quyền vào hệ điều hành này. Steam cũng cho phép người dùng cài driver đồ họa từ AMD và Nvidia vào máy. Fedora thì ngược lại, có một chính sách nguồn mở mạnh đến mức không một phần mềm độc quyền nào có thể được cài đặt trong hệ điều hành.

Tất nhiên, bạn luôn có thể làm được tất cả mọi thứ mình muốn trên bản phân phối Linux đã chọn. Cho dù chính sách của nó có là gì đi nữa, bạn cũng không thể bị chặn hoàn toàn, không thể cài đặt phần mềm bạn muốn.

Tóm lại, nhiều bản phân phối Linux mang tiếng là mã nguồn mở nhưng lại không thực sự mở lắm.

Tất cả các bản phân phối đều có một điểm chung: Linux Kernel

Cho dù có rất nhiều điểm khác biệt nhưng tất cả các bản phân phối Linux đều được coi là hệ điều hành Linux. Tại sao?

Chúng đều có ít nhất một điểm chung đó là nhân Linux Kernel. Đây là cốt lõi của hệ điều hành, là cầu nối giữa các phần mềm và phần cứng đang hoạt động trong máy. Nó có thể bao gồm rất nhiều driver thiết bị, hỗ trợ bất kì loại phần cứng nào.

Đó là lí do vì sao liên tục nâng cấp kernel rất quan trọng. Các nhà phát triển trên khắp thế giới đều cống hiến cho kernel, kể cả người đã tạo ra nó, Linus Torvalds.

Chọn bản phân phối Linux phù hợp với bạn nhất

Biết được các bản phân phối Linux khác nhau ở đâu có thể giúp bạn rất nhiều trong quá trình chọn lựa.

Không phải bản phân phối nào ai cũng dùng được, vì vậy hãy chọn một phiên bản phù hợp với mục đích sử dụng của bản thân nhất.

Thứ Tư, 17/06/2020 11:45
41 👨 4.257
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Linux