10 công cụ hữu ích của Google

Quản Trị Mạng - Không thể phủ nhận rằng Google là một gã khổng lồ trên mạng Internet. Sự xuất hiện của các ứng dụng của hãng ảnh hưởng đối với các trang web đến nối Yahoo!, đối thủ cạnh tranh của Google phải cài đặt Google Ads trên các trang tìm kiếm của Yahoo.

Mọi người đã bắt đầu lo lắng rằng Google có thể giữ độc quyền về quảng cáo trong các công cụ tìm kiếm. Công cụ tìm kiếm là sản phẩm chính của Google. Tuy nhiên, đây vẫn không phải dịch vụ duy nhất mà Google cung cấp. Chỉ cần bỏ một chút thời gian tìm kiếm trên trang chủ của Google, bạn sẽ thấy rất nhiều dịch vụ. Google đã tự phát triển một số những sản phẩm và tính năng này. Tuy nhiên, một số ứng dụng của Google được thiết kế bởi công ty khác. Nếu hãng này nhận ra một ứng dụng nào đó phù hợp với mục tiêu của mình, hãng sẽ gửi lời mua lại tới công ty đó.

Hãy cùng điểm qua những sản phẩm hữu ích của hãng khổng lồ này.

Google E-mail

Vào năm 2004, trong một cuộc họp của Google, hãng tiết lộ rằng vẫn chưa thỏa mãn với việc thống trị việc tìm kiếm trên Internet – dịch vụ phổ biến thứ 2 trên mạng. Hãng này muốn thử sức với dịch vụ lớn nhất trên internet: email. Tiếp đó, Google đã thông báo rằng họ sẽ cho phép một số lượng người sử dụng thử dịch vụ thư điện tử trên Web của hãng, có tên là Gmail.

Gmail được phát triển như một dịch vụ email nội bộ của Google. Khi quyết định cung cấp dịch vụ này cho mọi người, hãng đã tiến hành theo từng bước. Đầu tiên, cách duy nhất để có được tài khoản Gmail là nhận lời mời của một ai đó. Gần 3 năm sau khi cho ra mắt Gmail, Google mới cho phép mọi người truy cập một cách rộng rãi. Giờ đây, ai cũng có thể sở hữu một tài khoản Gmail.

Gmail sắp xếp các bức thư thành các hộp thoại. Nếu ai đó gửi cho bạn một bức thư và bạn trả lời lại, Gmail sẽ sắp xếp chúng cùng nhau theo trật tự. Bức thư đầu tiên sẽ được xếp trên cùng và bức thư trả lời của bạn sẽ ở ngay sau đó. Bức thư tiếp sau đó sẽ được xếp dưới bức đầu tiên, giúp tiết kiệm không gian cho bạn. Bằng cách nhóm những bức thư tới và trả lời cùng nhau, Gmail giúp người dùng có thể kiểm soát các bức thư của mình dễ dàng hơn.

GTalk

Được giới thiệu vào năm 2005, Google Talk là ứng dụng cho phép người dùng gửi cho nhau các message. Không giống như Gmail, người dùng Google Talk không sử dụng Web. Người dùng chỉ phải tải ứng dụng về máy để có thể truy cập đầy đủ các tính năng của ứng dụng này.

Với Google Talk, bạn có thể gửi những file không giới hạn về dung lượng tới người dùng khác. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu bạn chọn gửi một file có dung lượng lớn tới một ai đó, sẽ mất khá lớn thời gian để chuyển đổi, đặc biệt là với một kết nối chậm. Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải đối mặt với một mức phí chuyển đổi khá lớn đối với dung lượng mà bạn chuyển.

Google Talk cũng là dịch vụ voice over Internet protocol (VOIP) - một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP. Điều này có nghĩa là bạn có thể gọi điện từ máy này sang máy khác có sử dụng Google Talk. Thời gian đàm thoại sẽ tốn khá nhiều băng thông, vì vậy nếu bạn là người sử dụng Internet trả tiền theo dung lượng, bạn hãy xem xét điều này.

Người dùng cũng có thể tải Google Talk Gadget, một ứng dụng trên web cho phép người dùng sử dụng một số chức năng của Google Talk từ trang web cá nhân như blog hay iGooogle. Điều này có nghĩa là bạn có thể sử dụng bất kì máy tính nào có kết nối Internet để sử dụng Google Talk. Giờ đây, sử dụng Google Talk Gadget là cách dễ dàng nhất của người sử dụng Mac khi muốn sử dụng các tính năng của Google Talk.


Google Checkout

Rất nhiều người sử dụng Internet để mua sắm. Một trong những trở ngại khi mua sắm trực tuyến lien quan tới việc chuyển đổi những thông tin cá nhân trên mạng Internet. Nếu bạn muốn mua một món hàng ở những trang Web khác nhau, bạn sẽ phải điền thông tin cá nhân ở mỗi trang. Nắm bắt cơ hội này, Google đã mở ra một công cụ giúp người mua cũng như người bán có thể sử dụng hệ thống thanh toán quốc tế.

Sau đây là cách hoạt động của Google Checkout: trước tiên, bạn sẽ phải tạo một tài khoản Google. Nếu đã có tài khoản Google, bạn sẽ phải điền thêm những thông tin như mã số thẻ tín dụng, địa chỉ chuyển hàng, số điện thoại. Sau khi thực hiện xong những bước này, bạn có thể tiến hành mua sắm trực tuyển.

Tất cả những điều bạn cần làm là đăng nhập bằng tài khoản Google và tìm kiếm trang Web có đăng kí Google Checkout. Khi bạn nhìn thấy biểu tượng của Checkout được đặt bên cạnh trang web trong trang tìm kiếm, có nghĩa là bạn có thể mua sắm trên trang đó với tài khoản Google của mình. Trang sẽ yêu chỉ cầu bạn nhập mật khẩu Google Checkout mà không thêm bất kì thông tin cá nhân hoặc số thẻ tín dụng. Hãy chọn sản phẩm của mình và Google sẽ thực hiện nốt những giao dịch còn lại. Tất nhiên, doanh nghiệp bán hàng sẽ không bao giờ thấy được số thẻ tín dụng của bạn.

Google Checkout miễn phí đối với khách hàng. Doanh nghiệp bán hàng sẽ phải trả 2% + 20 cent cho mỗi lần giao dịch. Tuy nhiên, Google sẽ giảm giá cho những doanh nghiệp bán hàng nào sử dụng Google AdWords. Đối với số tiền một doanh nghiệp chi trả cho việc quảng cáo trên AdWords mỗi tháng, Google sẽ giữ $10 mỗi lần mà không tính phí.

Google Calendar

Tháng 4/2006, Google cho ra mắt ứng dụng lịch làm việc trực tuyến miễn phí gọi là Google Calendar. Nếu đã có tài khoản Google, bạn có thể tạo riêng cho mình một Google Calendar. Nếu bạn chưa có, bạn có thể đăng kí tài khoản miễn phí.

Bạn có thể sử dụng Google Calendar để lên lịch làm việc cho mình và mời người khác tham gia cùng. Bằng cách chia sẻ các folder, bạn có thể so sánh lịch làm việc của mình với người khác. Nếu mọi người chịu khó cập nhật cho lịch làm việc của mình, sẽ dễ dàng tránh được mâu thuẫn. Người dùng có thể mở các lịch khác nhau và hiển thị tất cả các sự kiện đã được lên lịch tại một cửa sổ đơn. Do điều này có thể gây bối rối cho bạn, Google hiển thị mỗi sự kiện theo một màu khác nhau.

Google bao gồm cả tính năng tìm kiếm của hãng bào hệ thống Google Calendar. Bạn có thể tìm kiếm một lịch nào đó. Người sử dụng lịch có thể lựa chọn giữ nó cho riêng mình hoặc chia sẻ với mọi người. Bạn cũng có thể tạo rất nhiều lịch với một tài khoản. Điều này thực sự có ích đối với các doanh nghiệp có nhiều cơ sở khách hàng. Ví dụ, một rạp hát có thể tạo lịch dành cho khách hàng biết thêm về các buổi biểu diễn, một lịch dành cho những diễn viên biết được lịch diễn.


Google Docs

Ứng dụng Google Docs chứng tỏ tham vọng của Google trong lĩnh vực phần mềm trực tuyến. Nó bao gồm ba bộ ứng dụng: soạn thảo văn bảo, soạn thảo bản tính và soạn thảo trình chiếu. Nói một cách ngắn gọn, chương trình này bao gồm những phần mềm cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Thay vì phải lưu toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng máy tính, bạn có thể lưu lại các file Google Docs trên hệ thống của Google. Do các file của bạn được lưu trên Web, bạn có thể truy cập chúng bất kì khi nào chỉ với một máy tính có kết nối với mạng Internet.

Một tính năng khác của Google Docs là khả năng chia sẻ dữ liệu và chỉnh sửa tương tác với người khác. Điều này có nghĩa là nhiều người có thể chỉnh sửa một tài liệu ở cùng một thời điểm. Với ứng dụng desktop truyền thống, những người quản lý có thể cập nhật những chỉnh sửa khác nhau của một file từ nhiều người chỉnh sửa. Google Docs cũng có thể lưu giữ được bản trước đó của dữ liệu. Vì vậy, bạn không phải lo việc một ai đó có thể nhỡ tay xóa một số mục quan trọng.

Tuy nhiên, ứng dụng này vẫn còn có khuyết điểm. Mặt hạn chế của ứng dụng này là nó không hỗ trợ nhiều tính năng chỉnh sửa và công thức nâng cao như chưa hỗ trợ toàn diện cho tất cả định dạng của Office và không cho phép upload những file Office lớn, đặc biệt là những file thuyết trình nhiều hình ảnh. Nếu bạn quen với việc tạo văn bản, bảng tính và trình chiếu với đầy đủ các hiệu ứng, bạn sẽ phải quay lại với Microsoft Office.

Google Maps

Google chính thức cho ra mắt tính năng bản đồ trực tuyến vào năm 2005, gần 10 năm sau khi MapQuest ra đời. Giống như đối thủ của mình, Google Maps cho phép người dùng hiển thị bản đồ của một khu vực và nhận chỉ dẫn từ nơi này sang nơi khác. Ứng dụng cho phép người dùng xem được bản đồ của các con phố, định vị địa hình hoặc thậm chí là xem một số vệ tinh. Đối với một số vùng, Google có tính năng bản đồ giao thông giúp cảnh báo mọi người về những nút thắt hoặc những đoạn đường hẹp.

Tính năng Google Maps dựa vào những hình ảnh kĩ thuật số từ NAVTEQ (NAVTEQ là nhà cung cấp hàng đầu thông tin bản đồ kỹ thuật số toàn diện cho các thiết bị điều hướng di động, các ứng dụng bản đồ dựa trên Internet và các hệ thống điều hướng phương tiện vận chuyển). Nhân viên của Google đã tạo ra ứng dụng này từ sự kết hợp từ những hình ảnh của NAVTEQ và tính năng bản đồ hóa của deCarta.

Năm 2008, Google đã thêm tính năng mới vào Google Maps. Giờ đây, bạn có thể nhận chỉ dẫn khi đi bộ từ nơi này sang nơi khác. Trước đây, Google Maps chỉ vẽ sơ đồ hướng lái xe cho bạn. Vì vậy, bạn có thể tìm ra con đường ngắn nhất giữa 2 địa điểm.

Đôi khi quyết định của Google không được ủng hộ như họ mong muốn. Tính năng Google's Street View là một ví dụ. Google gắn camera đặc biệt vào ô tô rồi cho nhân viên lái xe quanh các khu phố của Mỹ và Pháp. Những chiếc camera này ghi lại chỉ dẫn ở những nơi khác nhau và chụp lại ảnh sau mỗi phút, cung cấp cho người dùng bản đồ của từng thành phố. Tuy nhiên, một số người cho rằng hành động của Google đã vi phạm quyền riêng tư. Để đáp lại, Google đã xóa mờ chân dung của mọi người trong các bức ảnh.


Google Earth Maps

Gã khổng lồ Google luôn luôn tìm kiếm những cách khác nhau để sắp xếp và trình diễn thông tin. Một trong số đó là định vị dữ liệu. Định vị là cách tìm kiếm thông tin tại một nơi cụ thể nào đó trên trái đất. Bạn có thể thấy thông tin đã được định vị trên một bản đồ. Trong khi Google Maps vẫn có thể cung cấp thông tin định vị cho người dùng, Google lại đưa ra quyết định triển khai một ứng dụng khác. Hãng đã tạo ra một thế giới số và gọi nó là Google Earth.

Gã khổng lồ Google đã mua lại một công ty có tên Keyhole vào năm 2005. Công ty này đã xây dựng nền tảng cho Google Earth, một ứng dụng cho phép người dùng phóng to hoặc thu nhỏ bề mặt trái đất. Google Earth cung cấp cho người dùng rất nhiều lựa chọn như xem hình ảnh những vệ tinh, hiển thị 3 chiều các địa hình hoặc chuyển đổi đầy đủ cảnh quan các thành phố.

Ứng dụng tiện ích này cũng cho phép những nhà lập trình có thể tạo ra ứng dụng để kết nối thông tin tới một địa điểm cụ thể. Người dùng có thể chọn hiển thị những thông tin đã được định vị. Google Earth có thể minh họa các tin tức theo một cách mới. Ví dụ, một hãng thông tin có thể minh họa tin về một đám cháy bằng cách vẽ sơ đồ trên Google Earth.

Thông thường, cách duy nhất mọi người có thể sử dụng Google Earth là tải ứng dụng rồi cài đặt trên máy tính của bạn. Ứng dụng sẽ truy cập Internet để nhận thông tin mới nhất cũng như các bản cập nhật, giúp người dùng sở hữu hầu hết các tính năng của ứng dụng. Vào năm 2008, Google đã cho ra mắt ứng dụng Google Earth mới dựa hoàn toàn trên Web. Tuy nhiên, phiên bản đầy đủ của Google Earth vẫn cần rất nhiều nguồn điện toán nữa để có thể chạy trơn chu.

Google Desktop

Bạn đã bao giờ bạn thử tìm kiếm một file nào đó trong máy tính của mình? Một bức thư nằm đâu đó trong một folder chứa hàng ngàn bức thư? Có thể, chỉ nghe việc này thôi cũng đã làm bạn nản lòng cũng như sẽ là một thử thách lớn đối với những ai vẫn giữ ý định đào bới hàng tá thông tin lên chỉ để tìm kiếm một thông tin nhỏ.

Đây chính là lý do bạn nên dùng Google Desktop. Google Desktop là một ứng dụng miễn phí có thể tải được của Google. Sau khi người dùng tải và cài đặt ứng dụng này lên máy tính của mình, Google Desktop sẽ hoạt động. Ứng dụng sẽ tìm kiếm và liệt kê các file có trên máy. Nó sẽ chạy trong khoảng thời gian rảnh, khi máy tính không hoạt động một chương trình nào khác.

Ngoài ra, ứng dụng này không chỉ liệt kê tên của file mà còn tìm kiếm được cả nội dung. Có thể bạn không nhớ tên của một tệp tin nào đó, nhưng lại nhớ nội dung của nó nói về cái gì, ví dụ là một nhà hàng sushi trong thành phố. Bạn chỉ cần tìm kiếm từ sushi bằng Google Desktop. Ứng dụng sẽ tìm kiếm và cho kết quả có liên quan tới từ này. Kết quả tìm kiếm trông giống như trang kết quả tìm kiếm của Google trên ứng dụng Web. Một trong số những kết quả tìm thấy được sẽ là thứ mà bạn cần.

Google Desktop cũng cung cấp cho người dùng lựa chọn cài đặt Google Gadgets. Gadgets truy hồi thông tin trên mạng rồi hiển thị trên một cửa sổ trên màn hình của người dùng. Thông tin truy hồi có thể là thông tin về giao thông, cập nhật thời tiết…. Nếu Google Desktop không tìm kiếm đầy đủ thông tin mà bạn muốn tìm kiếm, bạn vẫn có thể tạo riêng cho mình một trang Google chuyên biệt với những thông tin và ứng dụng từ các nguồn khác nhau. Đây là ý tưởng về iGoogle mà chúng ta sẽ tìm hiểu sau đây.


iGoogle

iGoogle là dịch vụ cho phép người dùng chọn các ứng dụng khác nhau và các mẩu tin từ Internet. Mỗi người dùng có thể tùy biến trang iGoogle riêng cho mình. Ví dụ, người hâm mộ thể thao có thể thêm ứng dụng có thể cập nhật thông tin về đội mình yêu thích và hiển thị chúng trên cửa sổ của trang iGoogle.

Google giúp người dùng có thể sắp xếp trang iGoogle riêng với những công cụ đơn giản. Một trong những công cụ này là một loạt các thẻ ở trên cùng của trang iGoogle. Mọi người có thể tạo thẻ cho các mục tin khác nhau đối với ứng dụng hoặc tin tức. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin mỗi khi cần. Một khi đã thiết lập xong trang iGoogle của mình, ứng dụng sẽ thực hiện những phần việc còn lại.

Bạn có thể chọn những ứng dụng của Google vào trang iGoogle của mình như Gmail, Google Calendar và Google Docs, bạn không chỉ bị giới hạn trong những ứng dụng của Google. Bạn có thể truy cập rất nhiều ứng dụng khác trên Web như:

• Digg

• Facebook

• Hotmail

• MySpace

• Pownce

• Twitter

• Yahoo! Mail

Google Health

Ứng dụng Google Health cho phép người sử dụng tạo một hồ sơ trực tuyến và điền vào đó thông tin cũng như bệnh án của mình. Google hi vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin về sức khỏe, một xu hướng đang phát triển trong thời gian gần đây.

Google Health cũng được thiết kế như một bách khoa toàn thư y học với các loại bệnh được xếp theo thứ tự chữ cái từ A-Z, cho phép người truy cập dễ dàng tìm hiểu về căn bệnh nào đó và thêm một số bệnh mà bạn muốn tìm hiểu vào hồ sơ cá nhân.

Ngoài ra, Google Health cũng cho phép người sử dụng liên kết thông tin với những phòng khám và trung tâm chăm sóc sức khỏe nổi tiếng đã được tích hợp sẵn. Hiện nay có khoảng hơn mười công ty và viện tuyên bố có liên kết với Google Health như phòng khám Cleverland, Viện Tim Mỹ…

Tuy nhiên, một số người cho rằng ứng dụng này của Google có một số vấn đề. Sẽ ra sao nếu ai đó có thể đột nhập vào hệ thống bảo mật của Google và truy cập những dữ liệu? Thông tin sức khỏe là của mỗi cá nhân. Khả năng lạm dụng thông tin này khiến nhiều người lo lắng. một số khác lại không thích có một bên thứ 3 có thể truy cập thông tin sức khỏe của họ, thậm chí rằng những thông tin này đã được bảo mật khỏi những hacker.

Google nhấn mạnh rằng cơ sở dữ liệu của họ rất an toàn và hãng luôn quan tâm tới vấn đề riêng tư của bệnh nhân. Mục đích của Google Health là để chính bệnh nhân kiểm soát thông tin sức khỏe của mình. Ứng dụng của hãng bao gồm những công cụ giúp người dùng có thể kiểm soát được thông tin sức khỏe.

Thông tin về Google Health cũng đã khép lại bài báo về 10 ứng dụng tiện ích của Google. Nếu những sản phẩm cũ là kim chỉ nam, chúng ta sẽ còn thấy rất nhiều ứng dụng và dịch vụ của Google trong tương lai. Khi thế giới vẫn là một khối thông tin không được sắp đặt, công việc của Google vẫn chưa được hoàn thành.

Thứ Tư, 28/07/2010 08:47
31 👨 10.199
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản