Body shaming là gì? Body shaming người khác có bị xử phạt?

Body shaming là một trong những hành động lên án vì có thể làm tổn thương người khác. Đây là một vấn nạn của xã hội khiến nhiều người sợ hãi. Vậy, Body shaming nghĩa là gì? Mời các bạn cùng tìm hiểu ý nghĩa của từ này, tại sao Body shaming lại đáng lên án và bị phê phán trong bài viết dưới đây.

Body shaming

Body shaming là gì?

Body shaming có nghĩa là “miệt thị ngoại hình”, được dùng để chỉ những lời nói, đánh giá, phán xét, chê bai ác ý ngoại hình của người khác khiến người nghe cảm thấy khó chịu hoặc cao hơn là bị tổn thương tinh thần.

Body shaming viết tắt là BDSM.

Những hình thức body shaming thường gặp

Có rất nhiều kiểu body shaming đang tồn tại ngoài xã hội như miệt thị thân hình, vóc dáng, làn da, đặc điểm trên khuôn mặt như béo, gầy, lùn, dáng đi xấu, da nhiều mụn, da đen, mũi to, gò má cao…

Miệt thị người khác

Đây là một hình thức rất phổ biến diễn ra hàng ngày và thường xuyên trong cuộc sống và trên mạng xã hội. Đó có thể chỉ là những câu nói đơn giản, bông đùa hàng ngày như “gầy như nghiện”, lăn nhanh hơn đi, gầy như que hay “mập như heo” cho đến những câu giễu cợt, những bình luận với những lời lẽ nặng nề có thể dẫn tới tổn thương, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

Miệt thị bản thân

Không chỉ bị người khác body shaming mà nhiều người cũng đang tự miệt thị bản thân do tự ti, không hài lòng với ngoại hình của mình. Những người này thường so sánh mình với người khác, luôn cố gắng tìm cách che đi phần cơ thể tự coi là xấu của mình.

Miệt thị ngoại hình người khác

Body shaming người khác có bị xử phạt?

Bị phạt hành chính

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, nếu có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác thì có thể bị phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng trừ trường hợp:

  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ thì bị phạt tiền từ 04 - 06 triệu đồng (điểm b khoản 2 Điều 21).
  • Xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình bị phạt từ 05 - 20 triệu đồng (Điều 54).

Ngoài ra, nếu đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm cá nhân trên môi trường mạng như trên mạng xã hội (Facebook, Zalo…) thì người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng (theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).

Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về việc xúc phạm nhân phẩm, danh dự người khác đến mức nào thì phải bị xử lý hành chính. Nhưng Body shaming đến mức xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự của nạn nhân, người vi phạm có thể bị phạt tiền theo các mức nêu trên tùy từng trường hợp.

Phải chịu trách nhiệm hình sự

Body shaming đến mức xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống. Cụ thể:

Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015): Mức phạt từ cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng và nặng nhất đến 05 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát…

Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015): Hình phạt nhẹ nhất là bịa đặt, loan tin không đúng nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm và nặng nhất là đến 07 năm tù nếu làm nạn nhân tự sát hoặc vì động cơ đê hèn…

Phải bồi thường thiệt hại

Nếu việc Body shaming gây ra thiệt hại cho nạn nhân, thì người có hành vi Body shaming người khác còn có thể phải bồi thường thiệt hại cho người đó.

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể phải bồi thường thiệt hại bởi đây là một trong những vấn đề được pháp luật bảo vệ và mọi người phải có nghĩa vụ tôn trọng (căn cứ Điều 34 Bộ luật Dân sự).

Về mức bồi thường, theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường. Nếu không thoả thuận được thì mức bồi thường tối đa không quá 10 lần mức lương cơ sở (hiện nay đang áp dụng mức 1,49 triệu đồng/tháng). Theo đó, mức bồi thường tối đa sẽ là 14,9 triệu đồng.

Miệt thị người khác là tình trạng khá phổ biến trên mạng xã hội và cả trong đời sống thực

Ai là nạn nhân của body shaming

Có một sự thật là bất kỳ ai, dù là người bình thường hay nổi tiếng, dù là người người khuyết tật hay những người có ngoại hình không bắt mắt.

Nếu một ai đó không thích bạn thì rất có khả năng họ sẽ cố gắng soi mói những cái mà họ cho là xấu của bạn để cười cợt, phán xét.

Hậu quả của body shaming

Nạn nhân của body shaming sẽ khó chịu, nếu cảm xúc tiêu cực bị dồn nén quá nhiều thậm chí có thể sẽ dẫn đến tình trạng mặc cảm, tự ti, xa lánh người khác, miệt thị bản thân dẫn đến căn bệnh trầm cảm đáng sợ.

Trong một số trường hợp, nạn nhân của body shaming vì muốn thay đổi bản thân mà sử dụng những hình thức làm đẹp không an toàn, có thể nguy hiểm đến sức khỏe. Ví dụ như phẫu thuật thẩm mỹ ở các cơ sở không có uy tín, nhịn ăn, dùng kem trộn…

Vượt qua nỗi sợ mang tên Body Shaming

Trên thế giới này không có gì là hoàn hảo cả. Vì vậy, ngay cả những người Body Shaming người khác cũng vậy. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tập trung phô trương vẻ đẹp của mình để mọi người chú ý vào đó, đồng thời che mờ đi khuyết điểm của bản thân.

Hãy tự tin vào bản thân

Hãy yêu thương chính bản thân mình bằng cách chăm sóc bản thân một cách tốt nhất.

Hãy lên tiếng nếu bạn cảm thấy khó chịu, bị xúc phạm khi người khác body shaming bạn hay mượn những lời nói đùa để thực hiện hành vi này.

Hãy chia sẻ với người thân, bạn bè để họ giúp bạn vượt qua khó khăn cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn cảm thấy tự tin hơn nhé.

Thứ Hai, 27/03/2023 08:47
4,615 👨 119.483
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Là gì?