5 “vũ khí” chống Google của Microsoft

Cuối cùng Google quyết định tấn công thị trường hệ điều hành (HĐH) PC. “Gã khổng lồ” Microsoft sẽ phải làm gì để bảo vệ vị thế của mình?

Không thể khẳng định chắc chắn nhưng chứng kiến sự bành trướng mạnh mẽ của Google trong thời gian gần đây chắc hẳn Microsoft không hề ngạc nhiên về “lời tuyên chiến” của Google và đã có những bước chuẩn bị đối phó.

Dưới đây là những “vũ khí” mà Microsoft đã chuẩn bị để đối phó với Google.

HĐH trình duyệt “so găng”

Google khẳng định Chrome OS là một hệ điều hành tốc độ, gọn nhẹ và hướng web. Bước đầu hệ điều hành được thiết kế dành riêng cho Netbook. Sau đó từng bước sẽ được hoàn thiện để có thể đủ sức chạy trên các dòng máy tính xách tay mạnh mẽ hơn cũng như trên PC để bàn.

Qua đây, Google muốn gửi gắm một thông điệp rằng trong tương lai trình duyệt web sẽ là hệ điều hành. Còn những hệ điều hành “lỗi thời và nặng nề” nhưng Windows sẽ sớm phải “chôn thây trong nghĩa địa công nghệ”.

Nhưng đáng tiếc đối thủ của Google ở đây là Microsoft - một đối thủ đã có quá nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ điều hành. Bản thân Microsoft cũng đang theo đuổi một dự án hệ điều hành trình duyệt riêng có tên mã là Gazelle. Dự án này chính thức được vén màn giới thiệu hồi tháng 2 năm nay.

Tương tự như Google Chrome OS, Gazelle cũng chú trọng đến vấn để bảo mật, có khả năng quản lý đa ứng dụng web cũng như plug-ins. Nhiều chuyên gia còn cho biết Gazelle thực chất là dự án đưa hệ điều hành truyền thống đến với thế giới điện toán đám mây.

…và còn đây nữa

Gazelle không phải là hệ điều hành hỗ trợ điện toán đám mây duy nhất mà Microsoft có. Nhiều nguồn thông tin cho biết hãng này hiện còn đang theo đuổi dự án phát triển Midori - phiên bản hệ điều hành “hậu Windows” trên nền tảng thiết kế máy chủ điện toán đám mây. Nói cách khác Microsoft đã chuẩn bị rất nhiều giải pháp cho thời “hậu Windows”.

Biếu không Windows 7 Starter Edition

Đáp lại đòn tấn công phủ đầu trên thị trường Netbook của Google, Microsoft có thể dùng chiến thuật “biếu không” phiên bản hệ điều hành Windows 7 Starter Edition được thiết kế riêng cho Netbook.

Song có điều giải pháp này sẽ chỉ có thể được thực hiện nếu như các quản lý chống độc quyền “ngủ quên”. Nhưng tại sao sao Google lại được cho không Chrome OS. Chắc chắn Microsoft sẽ không bỏ qua chuyện này mà sẽ đòi bằng được quyền cạnh tranh bình đẳng trên thị trường.

“Beta” sẽ bị lợi dụng

Google có “sở thích” là gắn mác “Beta” (thử nghiệm) rất lâu - có khi lên tới vài năm - cho các sản phẩm của mình như Gmail, Google Voice… Mục đích của hãng này là muốn cho người dùng thấy rằng sản phẩm của họ vẫn đang liên tục được cải tiến nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dùng.

Nhưng nếu “sở thích” này vẫn được tiếp tục được áp dụng với Chrome OS thì chắc chắn hãng này sẽ thất bại bởi đơn giản người dùng hầu như không bao giờ tin tưởng vào các phiên bản hệ điều hành còn đang ở dạng “Beta”. Doanh nghiệp sẽ không bao giờ mạo hiểm đi cài một hệ điều hành còn đang thử nghiệm lên các PC trong hệ thống.

Và rõ ràng khi đó Microsoft sẽ có thêm một công cụ nữa để chống lại Google. Nhưng vấn đề là hiện nay chưa ai có thể nói được là liệu Google Chrome OS sẽ bị gắn mác “Beta” trong bao nhiêu lâu.

Chiêu bài quảng cáo

Hãy tưởng tượng một chiến dịch quảng cáo ở đó có một chuyên gia công nghệ hỏi người dùng về một chiếc netbook chạy Google Chrome OS nhưng anh ta lại không hề biết tí nào về hệ điều hành này. Thay vào đó anh ta chọn mua một chiếc Netbook sử dụng Windows 7.

Nhìn chung quảng cáo từ xưa đến nay luôn là một vũ khí cạnh tranh giành giật vị trí trong lòng khách hàng nhiều nhất. Các hãng thường có rất nhiều ý tưởng quảng cáo độc đáo nhằm truyền tải thông điệp rằng sản phẩm của họ tốt hơn sản phẩm của đối thủ rất nhiều. Mục đích cuối cùng là người dùng.

Thứ Sáu, 10/07/2009 09:34
51 👨 483
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp