10 loài chim bay cao nhất thế giới tự nhiên
Dưới đây là danh sách 10 loài chim bay cao nhất thế giới tự nhiên, đứng đầu là loài kền kền Gyps rueppellii có thể bay tới độ cao 11.300 m, ngang với độ cao của máy bay thương mại.
10. Hạc trắng, 4.800 m
Hạc trắng, tên khoa học Ciconia ciconia, là một loài chim lớn. Bộ lông của chúng chủ yếu là màu trắng, và màu đen nổi bật trên đôi cánh. Đây là một loài động vật ăn thịt, thức ăn của chúng bao gồm cá, động vật có vú nhỏ, bò sát, động vật lưỡng cư và các loài chim nhỏ. Hạc trắng rất chung thủy, chúng chỉ có 1 bạn tình duy nhất trong cuộc đời.
Hạc trắng là một loài di cư đường dài, mùa đông chúng sinh sống ở châu Phi và đến mùa hè lại di cư lên phía Bắc. Trong quá trình di cư, chúng có thể bay đến độ cao lên đến 4.800 m.
9. Chim thần ưng Andes - Kền kền khoang cổ, 5.000 m
Đây là một loài chim thuộc Họ Kền kền Tân thế giới. Chim thần ưng Andes sinh sống chủ yếu ở Nam Mỹ, khu vực dãy núi Andes, nơi có những khu vực đồng cỏ núi có không gian mở để chúng có thể phát hiện ra xác chết khi bay trên không.
8. Choắt nhỏ thẳng đuôi vằn, 6.000 m
Choắt nhỏ thẳng đuôi vằn thường sinh sản ở các bờ biển Bắc Cực và lãnh nguyên Bắc Âu. Khi mùa đông đến, chúng sẽ di cư đến Ấn Độ, Châu Phi, Australia, những vùng có khí hậu ấm áp hơn. Đây là loài chim có chuyến di cư dài nhất thế giới.
7. Vịt cổ xanh - Le le, 6.400 m
Đây là loài vịt lớn nhất thế giới và được cho là tổ tiên của tất cả các giống vịt nhà. Chúng sinh sống trên khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới. Trong tự nhiên, vịt cổ xanh có thể sống thọ từ 5 đến 10 năm. Con vịt cổ xanh sống lâu nhất là được 27 năm.
6. Kền kền râu, 7.300 m
Kền kền râu là loài chim săn mồi khổng lồ với chiều dài trên 1,2 m, sải cánh lên đến gần 3 m, có thể đạt khối lượng lên tới 4,5 - 8,0 kg. Chúng sinh sản trên những vách núi cao ở phía Nam Châu Âu, Kavkaz và Bắc Phi. Chúng thường bay rất cao để quan sát những xác chết trong khu vực lãnh thổ của chúng.
5. Quạ mỏ vàng - Quạ núi mỏ vàng, 8.000 m
Đây là một loài chim thuộc họ Corvidae, sinh sống chủ yếu ở Châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông và Trung Á.
4. Thiên nga lớn, 8.200 m
Thiên nga lớn sinh sản ở Iceland và các vùng gần cực bắc châu Âu, châu Á, đến mùa đông chúng thường di cư xuống phương Nam. Trong các chuyến di cư của mình, thiên nga lớn thường phải bay tới độ cao 8.200 m.
3. Ngỗng Ấn Độ - Ngỗng ba sọc, 8.800 m
Ngỗng Ấn Độ có phần lông trên mặt và cổ màu trắng nổi bật trên bộ lông màu xám sáng. Chân chúng có màu da cam sặc sỡ. Loài ngỗng này thường di cư về phía Nam, trong quá trình này chúng có thể bay đến độ cao 8.800 m.
2. Sếu cổ trắng - Sếu Á-Âu, 10.000 m
Sếu cổ trắng phân bố ở hầu hết các khu vực thuộc lục địa Á- Âu và cả khu vực Bắc Mỹ. Vào mùa đông, chúng thường bay thành đàn lớn tạo hình chữ V xuống phương Nam để tránh rét. Đây là loài ăn tạp, chúng ăn từ lá, rễ, trái cây cho tới côn trùng, chim nhỏ và cả một số loài động vật có vú nhỏ.
1. Kền kền Gyps rueppellii, 11.300 m
Kền kền Gyps rueppellii là quán quân về độ cao trong thế giới các loài chim với độ cao lên tới 11.300 m. Chúng sinh sống chủ yếu ở miền Trung châu Phi.
-
Microsoft chính thức ấn định ngày khai tử ứng dụng Wunderlis
-
Dùng Notepad++ so sánh hai file bằng một plugin
-
Cách chèn thời gian hiện tại vào Google Sheets
-
Link xem U22 Việt Nam vs U22 Indonesia Sea Games 30 19h00 hôm nay
-
Mẹo chơi Domination Mode Call Of Duty Mobile hiệu quả
-
Cái kết của trò chơi khủng long T-Rex trên Chrome là như thế nào?
-
"Vương quốc rắn", nơi rắn đi lại thành đàn tại Việt Nam
-
Tiếng ồn của những con tàu ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của các sinh vật biển
-
Khỉ mẹ ăn xác con non phân hủy, hành vi kỳ lạ lần đầu tiên được phát hiện ở loài khỉ
-
Nhận biết các loài rắn độc ở Việt Nam
-
Kỳ lạ loài bướm đêm màu sắc rực rỡ cực giống thú nhồi bông
-
Bọ cạp đại chiến cua nước ngọt, cuộc chiến của những cặp càng