10 “bí kíp” dành cho nhiếp ảnh gia

Với một số người, chụp ảnh là sở thích, đam mê và họ rất am hiểu các kỹ thuật chụp nâng cao, nhưng đôi khi những điều đơn giản nhất trong cách quản lý hay sao lưu lại bị bỏ qua.

10 nguyên tắc sau giúp bạn xử lý tốt hơn trong khi chụp ảnh và sau khi “tác nghiệp”.

1. Đừng chần chừ

Hãy xóa ngay lập tức những bức ảnh xấu trước khi “đổ” ảnh vào máy tính. Nếu như bạn nghĩ rằng những kiểu “xấu xấu” này đôi khi lại có ích thì điều này hoàn toàn sai lầm vì “vịt không thể hóa thành thiên nga” được.

Nên xóa đi những bức ảnh nào không vừa ý ngay từ khi nó đang còn trên máy ảnh. Vì thế, thư viện ảnh của bạn sẽ trở nên đẹp đẽ hơn.

2. Chọn tấm ảnh đẹp nhất

Khi tải ảnh lên các trang chia sẻ, như Flickr, thì bạn nên load tấm ảnh đẹp nhất cuối cùng vì kiểu ảnh cuối sẽ nằm trên đầu trang web. Và cũng nên nhớ, bạn có thể load được nhiều ảnh lên Flickr cùng một lúc, nhưng như thế sẽ rất phí vì không ai xem tất cả ảnh trong trang mà chỉ quan tâm đến những kiểu ảnh cuối cùng. Vì thế, bạn không nên tải tất cả ảnh lên cùng một lúc mà hãy để lại “chờ… hồi sau sẽ rõ” nhằm tăng sự tò mò của người xem với tập ảnh của mình.

3. Không chia sẻ thẻ nhớ

Nếu bạn chia sẻ máy ảnh với một người nào đó trong nhà thì mỗi người nên có một thẻ nhớ riêng. Bởi như thế bạn sẽ không phải mất công, mất thời gian phân loại trong hàng tá ảnh để biết ảnh nào của bạn ảnh nào của người khác.

Thẻ nhớ ngày càng rẻ tiền nên bạn có thể sắm cho mình một vài cái để dùng dự phòng.

4. Đừng đòi hỏi quá nhiều ở Photoshop

Sử dụng Photoshop để mở ảnh thì tốt nhất bạn nên mở vài cái một lần vì mở quá nhiều file ảnh dung lượng lớn thì sẽ làm chậm thời gian load của Photoshop và đôi khi còn khiến máy tính chạy chậm như rùa.

5. Sử dụng chân đế đơn giản

Có thể bạn đã biết về hiệu quả của giá đỡ máy ảnh. Rõ ràng giá đỡ này sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình chụp ảnh, giảm thiểu hiện tượng rung tay. Bạn chỉ cần mua lấy một chân đế đủ nhỏ để dễ dàng di chuyển.

6. Sửa size ảnh trước khi chia sẻ

Bạn không nên để cỡ ảnh lớn khi chia sẻ ảnh trên các trang Flickr, Photobucket, hay thậm chí là Facebook vì dung lượng ảnh sẽ rất nặng, thời gian upload và download rất chậm. Như thế sẽ làm bạn cũng như người xem ảnh “mất hứng”.

7. Tạo những bản sao nhỏ

Thông thường, khi “đổ” ảnh gốc từ máy ảnh về máy tính, chúng ta nên dùng một phần mềm để giảm kích thước ảnh để tạo một file nhỏ hơn. Sau đó, bạn nên chuyển ảnh gốc sang một folder khác với tên là “Gốc”. Bằng cách này, ảnh cỡ nhỏ có thể dùng để gửi e-mail hoặc tải lên trang chia sẻ, nhưng vẫn có ảnh gốc để in ảnh hoặc chỉnh sửa.

8. Sao lưu ảnh

Điều này cực kỳ quan trọng, bạn nên luôn luôn ghi nhớ để sao lưu lại ảnh của mình. Bạn nên dùng một ổ cứng ngoài và phần mềm miễn phí để làm việc này, có thể là Sync Back.

9. Tạo nhiều bản sao

Trước khi xóa ảnh trên thẻ nhớ của máy ảnh, bạn nên tải ảnh về máy tính và về một ổ cứng ngoài. Bạn nên đặt tên ảnh theo ngày, tháng, năm. Sau đó, bạn nên sao lưu vào đĩa CD theo từng năm. Với cách làm này, bạn sẽ không phải lo sẽ bị mất những kỷ niệm đáng nhớ của mình.

10. Chụp thật nhanh

Nếu máy ảnh của bạn có thời gian trập cửa chậm thì bạn có thể khắc phục bằng cách giữ chớp cửa ở trạng thái mở để bấm nút chụp khi đến khoảnh khắc đẹp nhất. Cách này sẽ rất hữu ích khi bạn chụp ảnh trẻ con hay động vật di chuyển liên tục.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng việc mở một nửa cửa chớp sẽ “khóa” chức năng lấy nét của máy ảnh vì thế nếu đối thượng chụp chuyển động về phía bạn hoặc ra xa thì bạn phải tiếp tục mở cửa chớp và nhấn nút để mở một nửa.

Thứ Năm, 24/07/2008 09:39
31 👨 725
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Tổng hợp