Thành phố Tekes (Hán Việt: Đặc Khắc Tư) là một thành phố nhỏ nằm ở Y Lê, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc. Thành phố này được thiết kế theo bố cục trận địa bát quái, mặt nền nghiêng góc nhỏ từ Bắc xuống Nam giúp nước lũ xuống nhanh.
Tương truyền bố cục bát quái của thành phố được thiết kế bởi một giáo sĩ nhà Tống, mang tên Qiu Chuji. Thiết kế này được đời sau hoàn thiện dần và đến năm 1936 mới hình thành một thành phố đặc biệt như ngày hôm nay. Cả thành phố đều dựa theo hướng bát quái, bao quanh bốn vòng tròn lớn là 8 con đường chính gồm Càn, Khôn, Tốn, Chấn, Khảm, Ly, Cấn, Đoái.
Vòng tròn đầu tiên gồm 8 tuyến phố, vòng tròn thứ 2 gồm 16 tuyến phố, mở rộng dần cho đến vòng ngoài có tổng cộng 64 tuyến phố. Cách thiết kế này không phải để cho đẹp mà chức năng chủ yếu là để chống ngập lụt.
Vì 8 tuyến đường chính trong bát quái mở rộng khắp các hướng nên lũ có đến từ hướng nào cũng sẽ rút nhanh. Điều quan trọng là mặt nên của thành phố nghiêng góc nhỏ từ Bắc xuống Nam. Điều này giúp quá trình rút nước khỏi thành phố diễn ra nhanh hơn. Dù mưa lũ đột ngột xảy đến thành phố vẫn ngăn được ngập lụt.
Vào ngày 15/3/2001, khu vực Turk Bakas cách thành phố Tekes 16,5km, đột nhiên xảy ra lũ quét ảnh hưởng tới nhiều hộ gia đình, làm hỏng 3 cây cầu lớn và hàng trăm ha lúa nhưng thành phố Tekes không hề có nguy hại gì.