Cận cảnh quy trình lấy nọc của rắn độc để chế huyết thanh

Để lấy nọc độc của rắn, người ta thường dùng khí CO2 để gây mê rắn độc. Khí CO2 có tác dụng như thuốc an thần với nhiều loài rắn độc, có thể làm dịu chúng trong vòng 5 phút. Điều này giúp đảm bảo an toàn cho các nhà nghiên cứu trong quá trình vắt nọc của rắn độc để nghiên cứu và điều chế huyết thanh.

Sau khi cho con rắn ngửi khí CO2, các nhà nghiên cứu cầm lấy đầu con rắn và dùng một dụng cụ chuyên dụng để bành miệng và ấn hai răng nanh của chúng vào trong miệng ống nghiệm. Sau đó họ xoa bóp nhẹ phần đầu để kích thích con rắn tiết ra nọc độc.

Lấy nọc của rắn độc

Tuy nhiên, một số loài rắn không bị gây mê bằng khí CO2 nên các nhà nghiên cứu cần phải rất cẩn trọng trong quá trình vắt nọc của rắn độc.

Nọc rắn sau khi vắt sẽ được làm lạnh và bảo quản bên trong tủ lạnh chuyên dụng. Sau đó các nhà nghiên cứu sẽ làm loãng nọc độc rắn và tiêm vào ngựa, cừu hoặc dê. Trải qua quá trình phản ứng miễn dịch với độc, các vật chủ này sẽ sinh ra kháng thể chống lại chất độc. Kháng thể được lấy ra từ máu của vật chủ và được dùng để điều trị cho những nạn nhân bị rắn độc cắn.

Phương pháp điều trị cho nạn nhân bị rắn độc cắn bằng huyết thanh đã có từ cuối thế kỷ 19 và cho đến nay vẫn được coi là phương pháp có hiệu quả và phổ biến nhất.

Dưới đây là quy trình vắt nọc rắn độc ở viện nghiên cứu Clodomiro Picado ở thủ đô San Jose, Costa Rica, nhà của hơn 500 cá thể rắn độc các loại.

Thứ Ba, 15/09/2020 15:33
45 👨 2.644
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Video Khoa học