Nếu đập một quả trứng dưới biển sâu 20m, điều gì sẽ xảy ra? Liệu nó có giống với việc đập một quả trứng ở trong bếp, trong môi trường không khí bình thường.
Các nhà khoa học của Viện Khoa học biển Bermuda (BIOS) đã thực hiện một thí nghiệm thú vị, đập vỡ một quả trứng tại độ sâu 20m dưới mực nước biển nhằm mục đích nghiên cứu tác động của áp suất nước dưới đáy biển đối với lòng trắng và lòng đỏ bên trong quả trứng.
Video ghi lại cảnh đập trứng dưới mực nước 20m dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời đồng thời cũng sẽ khiến cho bạn có những bất ngờ thú vị.
Video cho thấy, sau khi bị đập vỡ ở dưới nước sâu 20m, lòng đỏ và lòng trắng trứng vẫn hoàn toàn nguyên vẹn và lơ lửng trôi theo dòng nước tựa như một con sứa.
Để tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng này, đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu cấu tạo của một quả trứng.
Về cơ bản, cấu tạo của trứng được chia làm 4 bộ phận gồm:
- Lòng đỏ.
- Lòng trắng: gồm nhiều lớp có độ quánh khác nhau, lần lượt từ ngoài vào trong là loãng hơn, lớp quánh, lớp loãng và lớp lòng trắng đặc bên trong.
- Màng vỏ: Gồm 2 lớp - màng trong bao bọc lòng trắng và màng ngoài có tác dụng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm.
- Vỏ trứng có nhiệm vụ bảo vệ các phần chứa bên trong trứng.
- 2 đầu của lòng đỏ được nối với nhau bằng dây chằng được cấu tạo bởi lòng trắng đặc giữ cho lòng đỏ nằm giữa quả trứng và ít bị chấn động.
Khi đập trứng ở dưới nước biển sâu, vỏ trứng bị phá vỡ, áp lực của nước lớn, nên ngay khi quả trứng vỡ làm đôi nước biển lập tức trở thành lớp "vỏ trứng" thay thế.
Lớp màng dưới trứng tuy bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể, nhờ áp suất nước phần lòng đỏ và lòng trắng, dây chằng vẫn hòa quyện lại với nhau, không bị tan ra. Vì vậy, chúng ta vẫn thấy thấy quả trứng vẫn còn nguyên vẹn, và trôi lơ lửng theo dòng nước.