Đại dương sâu đến mức nào?
Video trên giúp chúng ta dễ dàng hình dung được độ sâu của đại dương, điều mà rất nhiều người quan tâm.
Từ hơn 500 năm trước, các nhà thám hiểm đã bắt đầu lập các biểu đồ điều hướng cho thấy độ rộng của đại dương. Tuy nhiên, độ sâu của đại dương thì rất khó để tính toán.
Vào năm 1872, tàu thám hiểm HMS Challenger của Hải quân Anh đã ra khơi để tìm hiểu độ sâu đại dương. Kết quả, các nhà thám hiểm đã đo được một trong những khu vực sâu nhất, là rãnh Mariana ở Thái Bình Dương.
Ngày nay, để đo độ sâu của đại dương, các nhà khoa học sử dụng SONAR - thiết bị phát ra xung năng lượng âm thanh và đo độ sâu dựa trên tốc độ truyền đi của âm thanh. Độ sâu trung bình của đại dương là 3,7km nhưng có nhiều phần sâu hoặc nông hơn nhiều.
Nơi sâu nhất đại dương được biết đến hiện nay là khu vực có tên gọi Challenger Deep với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km), thuộc rãnh Mariana nằm ở phía Đông quần đảo Mariana, trên phần đáy vùng Tây Bắc Thái Bình Dương. Các nhà khoa học đã
Việc xác định và nghiên cứu đáy biển giúp các nhà khoa học hiểu cách hoạt động của Trái đất, xác định được cách mà các mảng kiến tạo tạo nên lớp bên ngoài của hành tinh.
Khi hai mảng kiến tạo di chuyển ra xa nhau dưới nước sẽ tạo ra đáy đại dương mới và đẩy các lớp vật chất mới từ trong lòng đất lên bề mặt. Đôi khi chất lỏng siêu nóng từ bên trong Trái đất bắn lên qua các vết nứt dưới đáy đại dương, hiện tượng này gọi là miệng phun thủy nhiệt.
Tại các khu vực sâu này, các nhà khoa học cũng tìm thấy hóa thạch của nhiều động vật có vỏ, giun ống và các dạng sống khác đang tồn tại. Xác định quá trình hình thành và kiến tạo các mảng đại dương, trầm tích tích tụ dưới đáy biển sẽ cung cấp kho lưu trữ về lịch sử Trái đất, sự tiến hóa muôn loài và thay đổi của khí hậu.
Bạn nên đọc
-
Bị nuốt chửng, sóc chuột giãy giụa trong cổ chim diệc khổng lồ
-
Liệu đây có phải là căn cứ ngầm bí mật của người ngoài hành tinh tại Nam Cực?
-
Bóng đèn sáng cả ngày không dùng điện từ chai nhựa bỏ đi
-
Video: Cận cảnh sức mạnh khủng khiếp của 'siêu hỏa tiễn' bắn 100 mũi tên cùng lúc trong thế kỷ 15
-
Tại sao tre được dùng làm giàn giáo xây nhà chọc trời ở Hong Kong?
-
Cận cảnh quá trình biến đổi của cơ thể con người sau khi chết
-
Cận cảnh quá trình đẻ con của loài rắn độc có răng nanh dài nhất thế giới
-
Video: Cận cảnh sức công phá của máy bắn đá thế kỷ 12
-
Nếu bịt kín miệng núi lửa bằng bê tông, điều gì sẽ xảy ra?