Tìm hiểu về tia hồng ngoại xa và những ứng dụng của nó trong y học

Tia hồng ngoại xa được phát hiện vào những năm đầu thế kỷ 19 bởi nhà thiên văn học William Herschel. Trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, ngày nay người ta đã có thể sử dụng tia hồng ngoại xa vào nhiều lĩnh vực, đặc biệt là y học. Vậy loại tia này là gì? Có ứng dụng như thế nào?

Tia hồng ngoại xa là gì? Tìm hiểu về tia hồng ngoại xa

Tia hồng ngoại là một thành phần trong ánh sáng mặt trời với bước sóng cao hơn bước sóng của ánh sáng màu đỏ. Với mắt thường, chúng ta sẽ không thể quan sát được tia hồng ngoại. Loại tia này được chia thành 3 dạng, bao gồm tia hồng ngoại gần, tia hồng ngoại trung và tia hồng ngoại xa. Trong đó, tia hồng ngoại gần có bước sóng ngắn nhất, tia hồng ngoại xa có bước sóng dài nhất. Bước sóng càng ngắn thì năng lượng càng lớn và ngược lại.

Tia hồng ngoại xa có bước sóng từ 4-400 micromet., trong đó khoảng 90% hồng ngoại xa có bước sóng từ 8 – 14 micromet. Các nhà khoa học gọi hồng ngoại xa ở dải bước sóng từ 4 – 14 micromet là ánh sáng của cuộc sống vì nó rất quan trọng với sự sinh trưởng, phát triển của con người và các sinh vật sống khác, kể cả động vật hay thực vật.

Khi tiếp xúc với vùng da trên cơ thể, tia hồng ngoại xa sẽ tỏa ra nhiệt lượng, làm ấm trên da và có thể lan tỏa đến những khu vực xung quanh, tình trạng này gọi là “phản ứng nhiệt”. Theo các nhà khoa học, nhiệt lượng ở mức độ vừa phù hợp rất tốt cho sức khỏe. Bởi vì nhiệt lượng thúc đẩy cơ thể sinh ra một loại vật chất, chất này có tác dụng tu bổ các Protein và tăng cường chức năng miễn dịch cơ thể. Với bước sóng dài, nên tia hồng ngoại xa rất an toàn với sức khỏe, không gây tổn thương sâu nên người dùng hoàn toàn có thể an tâm.

Tia hồng ngoại xa - ánh sáng của sức khỏe và cuộc sống

Tia hồng ngoại xa - ánh sáng của sức khỏe và cuộc sống

Tia hồng ngoại xa được ứng dụng trong y học như thế nào?

Sự xuất hiện của tia hồng ngoại xa đã giúp nền y học có những bước phát triển mạnh, mang đến nhiều giải pháp mới trong việc phòng và điều trị bệnh. Tại Trung Quốc, người ta đã bắt đầu ứng dụng loại tia này vào điều trị từ những năm 1976. Còn tại Nhật Bản, vào năm 1977, công nghệ nóng đã được phát triển. Sau 7 năm thử nghiệm, người ta nhận thấy tia hồng ngoại xa có thể điều trị được trên 50 chứng bệnh. Tại Hàn Quốc, các nhà khoa học đã nghiên cứu và sản xuất thành công hệ thống sưởi ấm sàn nhà bằng Hot-film. Hot-film có khả năng phát xạ các tia hồng ngoại xa, không chỉ có tác dụng sưởi ấm trong mùa đông mà còn giúp phòng và trị bệnh.

Hiện nay, tia hồng ngoại xa thường được chỉ định trong việc điều trị một số căn bệnh sau:

  • Làm giảm các tổn thương do bỏng lạnh và bỏng nóng gây ra
  • Hỗ trợ điều trị và phòng chống các bệnh ung thư, bướu ác tính.
  • Tốt cho bệnh nhân bị viêm dạ dày, gan và thận
  • Điều trị viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, chứng tiểu đêm, tiểu giọt ở người già, bệnh trĩ.
  • Tốt cho người bị huyết áp cao thấp hoặc mắc chứng đau thần kinh tọa.
  • Hỗ trợ điều trị các di chứng sau khi trúng gió.
  • Làm giảm đau hai vai, nhức lưng, hen suyễn và viêm đường hô hấp.
  • Dùng trong điều trị các bệnh về tai, mũi, họng.
  • Điều trị đau thần kinh, đau trúng gió, bệnh thiếu máu, thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi
  • Ứng dụng trong làm đẹp da và điều trị một số bệnh da liễu
  • Dùng để điều trị các di chứng do tai nạn xe cộ, thần kinh mất thăng bằng hoặc trường hợp cơ thể có mùi hôi.

ứng dụng của tia hồng ngoại xa trong  y học

Tia hồng ngoại xa và những ứng dụng tuyệt vời trong việc phòng và điều trị bệnh

Một số lưu ý khi sử dụng các thiết bị ứng dụng tia hồng ngoại xa

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày càng có nhiều thiết bị chăm sóc sức khỏe ứng dụng tia hồng ngoại xa ra đời, chẳng hạn như các loại đai massage bụng, gối massage, máy massage chân, ghế massage, đèn hồng ngoại... Khi sử dụng những thiết bị này, người dùng cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Không sử dụng trên các vùng da có ổ viêm đã hình thành mủ, viêm cấp, chấn thương mới đang xung huyết, các khối u ác tính, lao, vùng đang chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu, giãn tĩnh mạch da, vùng da bị mất cảm giác, vùng da có sẹo lồi.
  • Không chạm tay trực tiếp vào nguồn phát tia hồng ngoại xa
  • Không nhìn trực tiếp vào nguồn phát tia hồng ngoại xa để tránh gây tổn thương cho mắt

Tia hồng ngoại xa, ánh sáng của cuộc sống thực sự đã mang đến cho nền y học nhân loại nhiều bước tiến mới. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu hơn về tính chất cũng như ứng dụng của loại tia này. Ghé thăm META.vn để được tư vấn và đặt mua các thiết bị sử dụng tia hồng ngoại.

Thứ Sáu, 10/05/2019 17:31
3,67 👨 17.615
0 Bình luận
Sắp xếp theo