Tử Cấm Thành hay Cố Cung là cung điện của cả các triều đại từ nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Tử Cấm Thành được bắt đầu xây dựng vào thời vua Minh Thành Tổ Chu Đệ, ngày nay nó trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc.
Công trình vĩ đại gần 600 năm này của Trung Quốc vẫn luôn khiến nhiều người tò mò về những câu chuyện kỳ bí xung quanh nó như tại sao lại có 9999 phòng, tại sao cả một khu vực rộng lớn 720.000m2 lại không lấy một cái nhà vệ sinh, không có đèn đường?
Cùng khám phá những sự thật về Tử Cấm Thành của Trung Quốc, chắc chắn sẽ có rất nhiều điều thú vị đấy!
Một góc Tử Cấm Thành.
Tại sao Tử Cấm Thành lại có 9.999 gian phòng mà không xây tròn thành 10.000?
Theo quan niệm của vua chúa Trung Hoa xưa, chỉ có Ngọc hoàng đại đế - vị vua tối cao của bầu trời, chủ của thiên đình mới có thể sở hữu và sử dụng 10.000 gian phòng.
Xưa kia, hoàng đế Trung Quốc vẫn luôn được coi là thiên tử, con trời, địa vị thấp hơn Ngọc hoàng đại đế nên không thể sử dụng 10.000 gian phòng. Chính vì vậy, Tử Cấm Thành được xây dựng với 9.999 phòng là tối đa.
Tại sao Tử Cấm Thành không có đèn đường?
Tử Cấm Thành là một quần thể rộng lớn với các khu nhà to, nhỏ nối tiếp nhau nhưng tuyệt nhiên không có lấy một chiếc đèn đường trong suốt 300 năm.
Nguyên nhân là vào thời Minh Hy Tông Chu Do Hiệu kế vị (1621), thái giám Ngụy Trung Hiền thâu tóm quyền lực trong triều đình, làm nhiều điều khuất tất trong đêm tối nên hắn lấy cớ phóng tránh tấu chuẩn loại bỏ hết tất cả đèn đường trong Tử Cấm Thành.
Từ đó, Tử Cấm Thành không có đèn đường trong suốt triều đại nhà Minh, cho tới nhà Thanh (vì muốn bắc chước nhà Minh) và mãi cho đến về sau.
Khi xây dựng Tử Cấm Thành các kiến trúc sư đã "quên" không xây nhà vệ sinh?
Khách tới thăm quan Tử Cấm Thành dễ dàng nhận thấy tất cả những nhà vệ sinh công cộng trong quần thể kiến trúc rộng lớn này không đều được mới xây dựng. Các kiến trúc sư thời xưa thiết kế không hề có nhà vệ sinh trong quần thể này.
Trước đây, vua chúa, hoàng hậu, hàng nghìn cung nữ, thái giám... trong cung cấm đều giải quyết “nhu cầu” bằng cách sử dụng chậu và thùng vệ sinh. Chúng được thiết kế có nắp và trải tro rơm rạ hoặc tro cỏ ở bên trong. Sau khi “giải quyết” xong, chất thải sẽ được đổ vào thùng và được đem đi xử lý ngay.
Tất nhiên, đồ của các “chủ nhân” được thiết kế cầu kỳ hơn, còn đồ của các cung nữ và các thái giám chỉ được làm bằng nguyên liệu sứ thô.
Xem thêm: