SAS là gì?

SAS là từ viết tắt liên quan đến rất nhiều thuật ngữ. Trong bài viết hôm nay, Quantrimang sẽ giải thích cho bạn đọc 3 trường hợp khác nhau của từ SAS. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!

SAS - Statistical Analysis Software

Trong trường hợp đầu tiên, SAS là viết tắt của Statistical Analysis Software. Nó được tạo ra vào năm 1960 và được sử dụng cho hệ thống BI (business intelligence), Predictive Analysis (phân tích dự đoán), Descriptive & Prescriptive Analysis (phân tích mô tả và đề xuất), quản lý dữ liệu, v.v... Kể từ đó, nhiều thủ tục và thành phần thống kê mới đã được giới thiệu trong phần mềm này.

SAS - Statistical Analysis Software
SAS - Statistical Analysis Software

Có 4 loại phần mềm SAS:

  • SAS cho Windows
  • SAS Enterprise Guide (EG): Một IDE giống GUI, với các trình hướng dẫn để hỗ trợ viết code cho các quy trình khác nhau.
  • SAS Enterprise Miner (EM): Một công cụ khai thác dữ liệu phân tích nâng cao, nhằm giúp người dùng nhanh chóng phát triển các mô hình mô tả và đề xuất, thông qua quy trình khai thác dữ liệu.
  • SAS STAT Software: Phần mềm SAS này được sử dụng riêng cho các quy trình thống kê và bao gồm một loạt các tính năng

SAS - Serial Attached SCSI

SAS - Serial Attached SCSI
SAS - Serial Attached SCSI

Trong trường hợp tiếp theo, SAS là viết tắt của Serial Attached SCSI. SAS là một giao thức để truy cập các thiết bị lưu trữ lớn, đặc biệt là ổ cứng ngoài. SAS là một cải tiến của SCSI truyền thống hỗ trợ tối đa 128 thiết bị đồng thời ở tốc độ truyền 3.0 Gb/s. Các thiết bị SAS cũng có hai cổng dữ liệu và có thể giao tiếp với cả SCSI và SATA.

SAS - Standalone Server

SAS - Standalone Server
SAS - Standalone Server

Trong trường hợp thứ 3, SAS là viết tắt của Standalone server. Standalone server là một máy chủ không dựa vào bất kỳ server hoặc dịch vụ nào khác. Quantrimang đã có bài viết chi tiết về loại server này. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo: Standalone server là gì?

Xem thêm:

Thứ Bảy, 14/11/2020 11:26
52 👨 3.824
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Kiến thức cơ bản