ROPEMAKER cho phép kẻ tấn công thay đổi email sau khi gửi
ROPEMAKER - viết tắt của Remotely Originated Post-Delivery Email Manipulation Attacks Keeping Email Risky (tạm dịch là Email nguy hiểm bởi bị thao túng từ xa sau khi đã gửi đi) - xoay quanh ý tưởng là kẻ tấn công gửi email bằng định dạng HTML cho nạn nhân, nhưng thay vì dùng CSS nhúng hay nội dòng (inline) thì nó lại sử dụng tập tin CSS từ máy chủ của kẻ tấn công.
Mục đích của việc này là để viết và gửi một email ban đầu, sau đó kẻ tấn công sẽ chỉnh sửa bằng cách thay đổi nội dung của file CSS trên máy chủ.
ROPEMAKER biến các sản phẩm bảo mật email thành “trò ngốc”
Email ban đầu sẽ đi qua các công cụ quét email được cài trên máy của nạn nhân nhưng những thay đổi trên nội dung email lại không hề bị phát hiện khi chúng xảy ra. Đó là bởi hệ thống bảo mật email không quét lại một khi chúng đã được gửi tới hộp thư đến của người nhận mà chỉ các thư đang đến trước thời điểm nhận.
Hai kiểu tấn công ROPEMAKER
Francisco Ribeiro, nhà nghiên cứu an ninh tại Mimecast và là người phát hiện ra kiểu tấn công này nói rằng anh đã phát hiện ra 2 hình thức tấn công.
Cách thứ 1 có tên ROPEMAKER Switch Exploit và dựa vào việc kẻ tấn công chuyển hàm “display” của nhiều yếu tố (element) trên CSS.
Ví dụ như hắn gửi email với 2 link, 1 sạch 1 bẩn và chỉ hiển thị email sạch. Sau khi nhận email, hắn sẽ chỉnh sửa tập tin CSS từ xa và bật link bẩn lên, ẩn link sạch đi.
Thay đổi hàm hiển thị trên email
Cách thứ 2 gọi là ROPEMAKER Matrix Exploit dựa vào việc nhúng ma trận của tất cả các kí tự ASCII cho mỗi chữ cái trong email.
Bằng quy luật hiển thị CSS, kẻ tấn công có thể để từng chữ hiện lên và tạo lại văn bản anh ta muốn trong email bất cứ khi nào.
Sử dụng ma trận cho các kí tự trong email
Công cụ quét email đều không thể nhận ra 2 kiểu tấn công này nhưng sử dụng ma trận sẽ tạo ra nhiều email cồng kềnh vì phải nhúng ma trận chữ - số cho mỗi kí tự, các công cụ bảo mật email có thể tìm ra.
Ribeiro nói rằng Mimecast chưa phát hiện được vụ tấn công nào dùng kỹ thuật ROPEMAKER nhưng do lỗ hổng này các công cụ bảo mật email không thể nhận ra nên không loại trừ trường hợp nó đã xảy ra rồi.
ROPEMAKER không quá đáng sợ
Dù nghe có vẻ đáng sợ nhưng trong thực tế người dùng không phải lo lắng nghiều. Hầu hết email client đều có thói quen rút ra các thẻ đánh dấu bên trên (header tag) với các email định dạng HTML, bao gồm thẻ gọi tập tin CSS từ xa.
Đó là lý do vì sao hầu hết hướng dẫn viết HTML email đều khuyến khích nhà phát triển web chỉ sử dụng CSS nội dòng và tránh CSS nhúng hay CSS từ xa.
Mimecast đã thử nghiệm ROPEMAKER với nhiều email client và nói rằng giao diện email của trình duyệt không bị ảnh hưởng khi bị ROPEMAKER tấn công. Không ngạc nhiên khi các giao diện này kéo header tag như một cách cẩn trọng, tránh can thiệp vào header bình thường của trang.
Ngoài ra, một người dùng Reddit cũng chỉ ra “kiểu tấn công này sẽ rất dễ lọc” vì người quản trị hệ thống chỉ cần chặn nguồn CSS từ khi email client yêu cầu.

- Lộ diện hacker tấn công email bà Palin
- Máy ảnh cho phép lấy nét sau khi chụp
- Gmail cho phép đổi hình nền tùy ý
- Những trang web nổi tiếng từng thay đổi tên miền trước khi “thành danh”
- Apple cho phép thay thế màn hình iPhone 5s
- Cách gỡ bỏ kẻ tấn công trình duyệt PlusNetwork . com
- 9 bức ảnh cho thấy cuộc sống thay đổi "chóng mặt" sau khi kết hôn
-
Cách tạo shortcut truy cập nhanh chế độ ẩn danh trên Chrome, Firefox và Edge
-
Biến tủ lạnh cũ thành tủ lạnh mới chỉ với cách đơn giản này
-
7 mẹo giám sát và hạn chế lưu lượng router
-
Cách tham gia Vòng quay may mắn nhận quà khủng từ Nhaccuatui
-
Thioacetone - Hóa chất ‘nặng mùi’ nhất thế giới, một giọt cũng đủ khiến cả con phố dài trăm mét sơ tán
-
KMPlayer 4.2.2.40
-
Top 100 website lớn nhất thế giới
-
"AI nhạc sĩ" của kỹ sư Việt có thể viết được 10 bài hát trong 1 giây
-
Nữ lập trình viên 9X tại Hà Nội đạt thu nhập 330 tỷ đồng/năm nhờ viết app cho Google Play và App Store
-
Đã đến lúc nên từ bỏ Facebook Messenger
-
Bộ Giáo dục Anh phát máy tính nhiễm malware cho học sinh, sinh viên
-
Tăng cường bảo mật để đối phó với tấn công qua email cho doanh nghiệp Việt