Thuế trước bạ, hay còn được gọi là lệ phí trước bạ hoặc phí trước bạ, là thuật ngữ được nhiều người biết tới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thuế trước bạ là gì.
Đầu tiên để hiểu thuế trước bạ là gì chúng ta cần biết từ "trước bạ" có nghĩa là gì?
Trước bạ là một từ Hán Việt thường được dùng trong ngành luật, thương mại... Nghĩa của từ này là "được ghi vào sổ sách của chính quyền". Sau này, khái niệm trước bạ được hiểu là việc đăng ký quyền sở hữu với một số loại tài sản theo quy định của pháp luật.
Vậy thuế trước bạ là gì?
Thuế trước bạ là khoản phí mà người sở hữu tài sản phải kê khai và nộp cho cơ quan thuế trước khi đưa tài sản vào sử dụng. Có thể hiểu đơn giản là khi bạn muốn đăng ký quyền sở hữu tài sản, bạn sẽ phải nộp thêm một khoản phí mang tên thuế trước bạ cho cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ, khi bạn mua xe ô tô thì bắt buộc bạn phải nộp thuế trước bạ mới có thể đăng ký quyền sở hữu xe.
Hiện thuế trước bạ dành cho ô tô đang nhận được sự quan tâm rất lớn bởi chính phủ chuẩn bị áp dụng chính sách giảm tới 50% thuế trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước.
Thuế trước bạ ô tô tính như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, công thức tính lệ phí trước bạ ô tô như sau:
Lệ phí trước bạ phải nộp = Giá tính lệ phí trước bạ x Mức thu lệ phí tính theo tỷ lệ (%)
Giá tính lệ phí trước bạ của từng loại xe được Nhà nước quy định khá cụ thể. Bạn có thể xem chi tiết từng loại xe bằng cách truy cập vào các trang web dưới đây:
Trong khi đó, mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) sẽ khác nhau với từng loại ô tô. Với ô tô dưới 9 chỗ ngồi, loại ô tô phổ biến nhất hiện tại, thuế trước bạ lần đầu là 12% tại Hà Nội, 15% tại TP. Hồ Chí Minh và 10% tại các tỉnh thành khác.
Các mẫu ô tô khác có mức thuế trước bạ thấp hơn, ví dụ ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, các loại xe tương tự mức thu là 2%.