Morpheus, con chip ‘bất khả xâm phạm’ khiến 500 chuyên gia bảo mật ‘bó tay’

Morpheus - con chip sở hữu những biệt danh không thể hào nhoáng hơn như “bộ xử lý an toàn nhất thế giới”, “mẫu chip bất khả xâm phạm”, hay “khắc tinh của hacker” - vừa tiếp tục chứng minh cho thế giới thấy rằng những danh xưng mà mình có được hoàn toàn không phải “danh bất hư truyền”.

Con chip được phát triển bởi Đại học Michigan (Hoa Kỳ) mới đây đã một lần nữa làm nản lòng giới hacker mũ trắng khi tiếp tục vượt qua một cuộc thử nghiệm quy mô chưa từng có, với sự góp mặt của hơn 500 chuyên gia an ninh mạng hàng đầu - những người đã dành ra ba tháng liền “vò đầu bứt tai” để tìm ra cách hack nó.

Cụ thể, DARPA, một cơ quan phát triển công nghệ của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tổ chức một cuộc thử nghiệm dành riêng cho Morpheus kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8 năm ngoái. Có hơn 500 chuyên gia an ninh mạng tham gia cuộc thử nghiệm này và nhiệm vụ của họ là phá vỡ được lớp bảo mật của Morpheus. Người đầu tiên hack được con chip này sẽ được thưởng một khoản tiền lớn. 3 tháng trôi qua và không một chuyên gia bảo mật nào thành công.

Chip Morpheus được trang bị công nghệ "chuyển đổi" đem lại khả năng tự xáo trộn dữ liệu. Ảnh: Đại học Michigan.
Chip Morpheus được trang bị công nghệ "chuyển đổi" đem lại khả năng tự xáo trộn dữ liệu. Ảnh: Đại học Michigan.

Với 500 bộ não hàng đầu, ngần ấy thời gian và công sức bỏ ra, việc Morpheus vẫn đứng vững đã một lần nữa chứng tỏ khả năng bảo mật không thể xem thường của con chip này, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Trước đó, việc các chuyên gia đến từ Đại học Michigan (UoM) gọi Morpheus là con chip “unhackable”, đã gây ra một làn sóng tranh cãi lớn trong cộng đồng bảo mật toàn cầu. Đây đồng thời cũng có thể nói là một động thái “mời chào” đối với các hacker hàng đầu thế giới rằng “các anh hoàn toàn có thể thoải mái thử sức nếu muốn”.

Vậy điều gì đã làm nên sự toàn diện của Morpheus? Morpheus trở nên “bất khả xâm phạm” là do vừa được trang bị 2 công nghệ mã hóa và chuyển đổi. Công nghệ chuyển đổi có nghĩa là khi hệ thống hoạt động Morpheus sẽ trộn lẫn các thông tin quan trọng của người dùng như dữ liệu, địa điểm và định dạng phần mềm một cách ngẫu nhiên. Điều này giống như một khối rubik có khả năng tự sắp xếp lại vị trí của chính mình sau mỗi giây.

"Hãy tưởng tượng bạn đang cố gắng giải một khối Rubik có tự sắp xếp lại các ô vuông mỗi khi bạn chớp mắt. Đó là điều mà các hacker phải đối mặt nếu muốn xuyên thủng Morpheus. Nó khiến máy tính trở thành một câu đố không thể giải được. Các nhà phát triển liên tục viết mã và miễn là có mã mới, sẽ có lỗi mới và lỗ hổng bảo mật. Với Morpheus, ngay cả khi một hacker tìm thấy lỗi, thông tin cần thiết để khai thác nó sẽ biến mất trong vòng mili giây. Điều này làm các hacker dù là giỏi nhất thực sự phải nản lòng”, Todd Austin, một chuyên gia đến từ nhóm phát triển Morpheus cho biết.

Khả năng mã hóa và xáo trộn này nghe có vẻ giống như một cơn ác mộng đáng sợ khi nói đến vấn đề viết mã hoặc thậm chí sử dụng. Nhưng Austin tuyên bố rằng thiết kế của Morpheus hoàn toàn minh bạch đối với cả nhà phát triển phần mềm và người dùng.

Cũng có ý kiến cho rằng, mức độ xáo trộn dữ liệu của chip sẽ ảnh hưởng tới việc sử dụng. Tuy nhiên, Austin cho biết, công nghệ chuyển đổi này chỉ ảnh hưởng đến 1% hiệu năng hệ thống nên sẽ không phát sinh vấn đề gì.

Thứ Hai, 22/03/2021 22:33
4,73 👨 4.627
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ