Các máy in đa năng tốt nhất 2024
Việc lựa chọn được cho mình một chiếc máy in phù hợp nhất không phải là một nhiệm vụ đơn giản, nhất là khi thị trường vẫn đang rất sôi động với nhiều thương hiệu khác nhau trải dài trên mọi phân khúc. Hơn nữa những chiếc máy in ngày nay cũng tỏ ra thừa mứa các tính năng mà thậm chí bạn chẳng thể dùng hết. Dưới đây là một số gợi ý để giúp bạn chọn lọc được cho mình những chiếc máy in phù hợp nhất theo từng tiêu chí nhất định.
Các máy in đa năng tốt nhất
- Các tiêu chí chọn máy in
- Danh sách máy in tốt nhất cho năm 2024 (không xếp hạng)
- Brother HL-L8360CDW - Giá bán 11.5 triệu đồng
- Brother MFC-L3770CDW - Giá bán 11.7 triệu đồng
- Canon imageClass MF424dw - Giá bán 4 triệu đồng
- Canon Pixma TR8520 Wireless - Giá bán 3 triệu đồng
- Canon Pixma TS9120 Wireless - Giá bán 5.7 triệu đồng
- Epson Expression Photo HD XP-15000 - Giá bán 7.7 triệu đồng
- Epson WorkForce Pro WF-4720 - Giá bán 3.3 triệu đồng
- HP PageWide Pro 750dw - Giá bán: 60 triệu đồng
- HP Sprocket Plus - Giá bán: 4 triệu đồng
- HP Tango X - Giá bán: 3.2 triệu đồng
Các tiêu chí chọn máy in
Loại máy in nào phù hợp với bạn?
Có ba cách hữu ích nhất để phân loại máy in là theo mục đích (chung hoặc cụ thể), đối tượng sử dụng (gia đình hoặc văn phòng) và công nghệ cần có. Hãy xác định nhu cầu của bạn theo cả ba tiêu chí trên, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Nhìn chung thì hầu hết các máy in hiện nay tuy được phân loại khá phong phú nhưng về cơ bản thì chúng vẫn hỗ trợ các tác vụ tương đối giống nhau, có nghĩa là đa số chúng đều có thể in văn bản, đồ họa và ảnh. Máy in phục vụ những mục đích đặc biệt bao gồm máy in xách tay, máy in ảnh chuyên dụng và bán chuyên dụng và máy in tem nhãn (label printer). Máy in 3D cũng là một thiết bị đang rất được ưa chuộng nhưng chúng ta sẽ tạm thời không nói đến ở đây (vì các tính năng của nó vượt ra ngoài phạm vi của cuộc thảo luận này). Vấn đề ở đây là nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc máy in, việc đầu tiên là xác định xem bạn sẽ chủ yếu dùng nó để in loại tài liệu gì. Liệu bạn có thường xuyên phải in ảnh hay chủ yếu làm việc với các tài liệu dạng văn bản.
Các máy in hướng đến mục đích sử dụng thông thường sẽ có xu hướng tập trung nhiều vào in ảnh nếu chúng được thiết kế để sử dụng tại nhà, và sẽ tập trung vào văn bản nếu chúng được thiết kế để dùng trong văn phòng. Các máy in tất cả trong một (MFP) là sự kết hợp của 2 loại máy in trên, có thể dùng được cả trong quy mô gia đình cũng như văn phòng, nhưng thông thường vẫn sẽ có một mục đích được tập trung nhiều hơn một chút so với mục đích kia.
Hai công nghệ máy in phổ biến nhất là máy in laser và máy in phun. Hai loại này đang có xu hướng được hợp nhất với nhau nhưng vẫn sẽ có những khác biệt điển hình giữa chúng.
Đơn cử là việc gần như tất cả các máy in laser nói chung (bao gồm cả máy in mực và máy in dựa trên LED) sẽ cho chất lượng bản in cao hơn bất kỳ máy in phun nào, trong khi các máy in phun lại cho chất lượng hình ảnh cao hơn phần lớn các máy in laser. Hãy tự hỏi xem bạn ưu tiên chất lượng văn bản hay chất lượng hình ảnh hơn để từ đó, chọn cho mình một công nghệ phù hợp.
Chọn máy in đơn chức năng hay máy in tất cả trong một?
Đối với các tác vụ in ấn chung chung, máy in tất cả trong một (all-in-one printer- AIO), hay còn được gọi là máy in đa chức năng (multifunction printer - MFP) là một sự lựa chọn hợp lý. Ngoài việc in ấn, các chức năng khác sẽ bao gồm quét, sao chép, fax từ máy tính, fax độc lập và quét để gửi email. Các máy in văn phòng cũng thường bổ sung thêm bộ nạp tài liệu tự động (ADF) để quét, sao chép và fax các tài liệu nhiều trang và các trang có kích thước tiêu chuẩn. Một số ADF có thể giúp xử lý các tài liệu hai mặt, bằng cách quét một mặt, lật trang và sau đó quét phía bên kia, hoặc sử dụng hai cảm biến để quét cả hai mặt của trang trong cùng một lần truyền (dạng thứ hai thường sẽ có giá thành cao hơn).
Một số MFP cũng sẽ cung cấp các tùy chọn in bổ sung. Các máy in web có thể kết nối trực tiếp với Internet thông qua kết nối Wi-Fi để truy cập và in ra nội dung trực tuyến đã được chọn mà không cần phải làm việc thông qua máy tính. Ngoài ra, nhiều MFP cũng hỗ trợ Wi-Fi cho phép bạn in tài liệu và hình ảnh từ các thiết bị cầm tay, một số khác lại cho phép bạn gửi tài liệu qua email tới máy in, sau đó in ra. Các chức năng này cũng có thể có được đặt theo nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào các nhà sản xuất, ví dụ, HP gọi giải pháp in email là "HP ePrint" trong khi Canon gọi nó là "Print From Email").
Bạn có cần in màu không?
Đối với một máy in gia đình, bạn có thể cần một chút màu sắc, nhưng với đa số các model dùng trong văn phòng, khi hầu như tất cả những thứ mà bạn muốn in là chỉ là tài liệu kinh doanh hay các văn bản pháp lý, thì việc đầu tư một thiết bị in màu là không hợp lý và khá phí tiền (chi phí duy trì bốn hộp mực màu so với chỉ một hộp màu đen đương nhiên là khác xa nhau).
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nhiều máy in laser màu vẫn có thể in được ở chất lượng đủ cao đối với tài liệu dạng như tờ rơi, tài liệu quảng cáo đa dạng, giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí so với việc đặt in với số lượng nhỏ tại các cửa hàng in.
Tóm lại, ở khía cạnh này, nếu bạn thấy mình chỉ có nhu cầu in đen trắng thì các máy in laser đơn sắc, máy in LED hoặc MFP sẽ là những sự lựa chọn đáng cân nhắc. Các máy in phun lại thường tập trung hơn vào việc in màu, nhưng không phải là không có ngoại lệ. Epson có tung ra thị trường một vài mẫu máy in phun trong dòng WorkForce, có dung lượng lớn và chỉ hỗ trợ in đơn sắc.
Cân nhắc về không gian
Đối với máy in thì ngoài chức năng và công nghệ, kích thước cũng là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn phải xem xét. Ngay cả một số mẫu máy in gia đình cũng có thể có kích thước quá lớn đối với bàn làm việc của bạn, khi đó, việc tối ưu không gian làm việc cũng như lau chùi, bảo dưỡng định kỳ chắc chắn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Hãy đo đạc chính xác không gian mà bạn định đặt máy in rồi sau đó tham khảo kích thước từ nhà sản xuất, nếu được, tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp cửa hàng để có được sự đánh giá chính xác nhất.
Cân nhắc về khả năng kết nối
Ngoài cổng USB là một yếu tố gần như bắt buộc, số cổng kết nối trên hầu hết các máy in văn phòng và một số máy in gia đình đang ngày càng gia tăng, bao gồm cả các cổng Ethernet, qua đó cho khả năng sử dụng linh hoạt hơn rất nhiều.
Nhiều model hiện đại cũng được trang bị cả kết nối Wi-Fi, ngay cả khi không có tính năng này, chỉ cần bạn có một điểm truy cập không dây trên hệ thống mạng của mình, bạn vẫn có thể tiến hành in không dây trên bất kỳ máy in nào trên hệ thống mạng đó, cho dù bản thân máy in có cung cấp kết nối không dây hay không. Tóm lại máy in chỉ cần có kết nối Ethernet cũng là đủ.
Máy in hỗ trợ Wi-Fi Direct (tên gọi có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất) có thể kết nối trực tiếp với hầu hết các thiết bị hỗ trợ Wi-Fi, ngay cả khi máy tính hoặc thiết bị cầm tay của bạn không được thiết kế để hỗ trợ Wi-Fi Direct. Ngoài ra, cũng có các máy in có thể kết nối và in từ các thiết bị di động thông qua giao tiếp trường gần (NFC), đây là một tính năng khá thú vị.
Chất lượng in
Máy in sẽ có sự khác nhau đáng kể về chất lượng bản in đầu ra. Bạn cũng nên cân nhắc chất lượng đầu ra cho từng loại tài liệu (văn bản, đồ họa và hình ảnh) riêng biệt, vì một chiếc máy in có thể cho chất lượng cao đối với loại tài liệu này, nhưng đối với loại tài liệu khác thì lại không được như vậy.
Tốc độ in
Nếu gần như các tài liệu bạn cần in chỉ có độ dài khoảng một hoặc hai trang, có thể bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về tốc độ máy in. Còn nếu bạn thường phải làm việc với các tài liệu dài và có số lượng lớn, khi đó tốc độ sẽ là một điều cần chú ý, và một máy in laser có thể sẽ phù hợp với bạn hơn. Theo quy định, máy in laser sẽ cho tốc xử lý gần như tối đa đối với các tài liệu văn bản không quá phức tạp, không cần nhiều thời gian xử lý.
Các máy in phun thường được cho là có tốc độ nhanh hơn các loại máy in laser ở cùng một mức giá bán, nhưng thường trong thực tế sử dụng lại không có được sự khác biệt quá nhiều. Nhìn chung thì các máy in phun nhanh sẽ có xu hướng được sử dụng trong các mô hình doanh nghiệp là nhiều. Các dòng máy in phun tốc độ cao phổ biến trên thị trường có thể kể đến như Canon Maxify, Epson WorkForce Pro và HP PageWide Pro.
Lượng tài liệu bạn cần in
Nếu bạn chỉ có nhu cầu in một vài trang tài liệu mỗi ngày, bạn không phải lo lắng về việc máy in được thiết kế để in bao nhiêu hay nó có bị quá tải không (thường thì thông số này sẽ được dán sẵn trên thiết bị). Tuy nhiên, nếu nhu cầu in của bạn là lớn, đừng mua những máy in mà nhà sản xuất không cung cấp thông thông tin đó trong thông số kỹ thuật. Tính toán số chi phí mua mực và giấy in để qua đó ước tính lượng tài liệu mà bạn cần in, qua đó chọn cho mình một thiết bị đáp ứng đủ nhu cầu.
Xem xét về chi phí
Cuối cùng, hãy chắc chắn xem xét tổng chi phí tối đa mà bạn có thể đầu tư cho một chiếc máy in là bao nhiêu. Hầu hết các nhà sản xuất sẽ đánh giá chi phí in dựa trên mỗi trang hoặc ảnh được in. Để tính được tổng chi phí sở hữu một chiếc máy in, bạn hãy tính chi phí phải chi mỗi năm cho mỗi loại tài liệu đầu ra (đơn sắc, tài liệu màu, ảnh) bằng cách nhân giá tiền của mỗi trang cho tổng số trang mà bạn sẽ in mỗi năm, sau đó nhân số này với số năm mà bạn dự định sẽ sử dụng máy in này và cộng thêm chi phí đầu tư ban đầu để cho ra kết quả cuối cùng. Bạn so sánh kết quả giữa các loại máy in để chọn ra cho mình một sự lựa chọn kinh tế nhất.
Danh sách máy in tốt nhất cho năm 2024 (không xếp hạng)
Brother HL-L8360CDW - Giá bán 11.5 triệu đồng
Ưu điểm: Chất lượng in tổng thể là rất tuyệt vời. Tốc độ in nhanh. Chi phí vận hành thấp. Khả năng chứa giấy lớn. Hộp mực in có năng suất cao. Được trang bị các tính năng bảo mật mới nhất.
Nhược điểm: Chất lượng ảnh sau khi in hơi dưới mức trung bình.
Tổng kết: HL-L8360CDW là một thiết bị rất tốt, tổng hợp hài hòa các tiêu chí cho một chiếc máy in đa dụng. Nó cũng là một chiếc máy in laser màu có tốc độ cao, với chất lượng bản in đầu ra tốt, chi phí vận hành thấp và khả năng mở rộng linh hoạt trong phân khúc giá.
Brother MFC-L3770CDW - Giá bán 11.7 triệu đồng
Ưu điểm: Tốc độ in tương đối nhanh. Chất lượng in, sao chép và quét tuyệt vời. 50 trang ADF đơn và vô số tùy chọn kết nối với các thiết bị di động, bao gồm cả NFC.
Nhược điểm: Chi phí vận hành cao.
Tổng kết: Brother MFC-L3770CDW là một máy in laser đa chức năng đáng chú ý nhất trong phân khúc tầm thấp, nhưng lại cho có chất lượng đầu ra tương đối ổn, phù với môi trường trong các văn phòng với nhu cầu in không quá lớn.
Canon imageClass MF424dw - Giá bán 4 triệu đồng
Ưu điểm: Khay nạp tài liệu tự động đơn (ADF) và hỗ trợ khả năng nhập giấy có thể mở rộng. Bảng điều khiển cảm ứng lớn có thể tùy chỉnh. Hỗ trợ ổ USB. Tốc độ in nhanh, chất lượng in tổng thể tốt. Chi phí vận hành chấp nhận được.
Nhược điểm: Chất lượng in ảnh nên được cải thiện.
Tổng kết: Canon imageClass MF424dw là một chiếc máy in tất cả trong một cho cho chất lượng in văn bản và đồ họa rất tốt với tốc độ cao. Ngoài ra, chi phí vận hành phải chăng cũng làm cho nó trở thành một sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường.
Canon Pixma TR8520 Wireless - Giá bán 3 triệu đồng
Ưu điểm: Chất lượng in tuyệt vời. Nhẹ và nhỏ gọn. Có khe cắm thẻ SD và hỗ trợ Ethernet. Có hai loại mực đen. Hai khay giấy đầu vào 20 tờ. Hộp mực XXL được tích hợp sẵn.
Nhược điểm: Giá bán chưa tốt. Chi phí vận hành khá cao.
Tổng kết: Tuy có giá bán vẫn còn hơi cao, nhưng Canon Pixma TR8520 là một chiếc máy in gia đình tất cả trong một có khả năng in văn bản tuyệt vời. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ in cả đồ họa, hình ảnh, cũng như được trang bị một bộ tính năng mạnh mẽ.
Canon Pixma TS9120 Wireless - Giá bán 5.7 triệu đồng
Ưu điểm: Nhẹ và nhỏ gọn. Trang bị sẵn hai hộp mực bổ sung cho chất lượng ảnh cao hơn. Hai khay giấy đầu vào. Hỗ trợ thẻ SD, Ethernet và Bluetooth 4.0. Chất lượng in tuyệt vời và khả năng in ảnh nhanh.
Nhược điểm: Không có bộ nạp tài liệu tự động. Thiếu NFC và Wi-Fi Direct. Tốc độ in tài liệu tương đối chậm.
Tổng kết: Mặc dù không được trang bị bộ nạp tài liệu tự động nhưng máy in phun không dây Canon Pixma TS9120 vẫn có khả năng tạo ra văn bản, đồ họa và hình ảnh có chất lượng rất tốt, cùng như khả năng sử dụng linh hoạt với nhiều loại hình kết nối được hỗ trợ.
Epson Expression Photo HD XP-15000 - Giá bán 7.7 triệu đồng
Ưu điểm: Chất lượng ảnh in tuyệt vời. In hình ảnh không viền từ 4 x 6inch đến 13 x 19inch. Sử dụng mực Claria Photo HD mới. Kích nhỏ và nhẹ đối với một máy in cỡ lớn.
Nhược điểm: Chi phí vận hành hơi cao một chút. Tốc độ in chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Tổng kết: Máy in phun khổ rộng Epson Expression Photo HD XP-15000 tiêu chuẩn tạo ra chất lượng bản in đầu ra tương đương với các thiết bị chuyên nghiệp có giá bán đắt tiền hơn nhiều.
Epson WorkForce Pro WF-4720 - Giá bán 3.3 triệu đồng
Ưu điểm: Có kết nối USB, Ethernet, Wi-Fi, Wi-Fi Direct và NFC. Tốc độ in rất cao trong phân khúc giá. Chất lượng in đồ họa cao, chất lượng in văn bản trên mức trung bình.
Nhược điểm: Khả năng chứa giấy khá kém.
Tổng kết: Máy in Epson WorkForce Pro WF-4720 là một chiếc máy in phun tất cả trong một giá rẻ cho các văn phòng cỡ nhỏ hoặc các nhóm làm việc nhỏ, với tốc độ in tuyệt vời, chất lượng bản in đầu ra ngang hàng với các sản phẩm cao cấp và vô số lựa chọn kết nối cho khả năng sử dụng linh hoạt.
HP PageWide Pro 750dw - Giá bán: 60 triệu đồng
Ưu điểm: Tốc độ in nhanh. Chất lượng in văn bản và đồ họa tuyệt vời. Chi phí in rất thấp tính trên mỗi trang. Hỗ trợ USB, Ethernet, Wi-Fi và kết nối không dây trực tiếp. Trình điều khiển PCL và PostScript.
Nhược điểm: Chất lượng in ảnh dưới mức trung bình. Kích thước lớn và khá nặng.
Tổng kết: Máy in HP PageWide Pro 750dw là một chiếc máy in phun màu tốc độ cao, cho chất lượng bản in cao, đặc biệt chất lượng in đồ họa và văn bản tuyệt vời. Chi phí vận hành rất thấp và khả năng in với kích thước bản báo khổ nhỏ.
HP Sprocket Plus - Giá bán: 4 triệu đồng
Ưu điểm: Chất lượng in tốt trong phân khúc máy in cầm tay. Dễ cài đặt và sử dụng. Khả năng sử dụng linh hoạt.
Nhược điểm: Không thể in từ PC. Chi phí vận hành hơi cao một chút.
Tổng kết: HP Sprocket Plus có thể được coi như một bản cập nhật cho dòng máy in ảnh di động Sprocket phổ biến của HP. Sprocket Plus có thể in các bức ảnh lớn hơn và phần mềm của nó cũng được trang bị nhiều hiệu ứng có giá trị.
HP Tango X - Giá bán: 3.2 triệu đồng
Ưu điểm: Nhỏ và đẹp. Tích hợp điều khiển bằng giọng nói với giao diện người dùng thông minh được hỗ trợ. Tích hợp IFTTT scripting để mở rộng khả năng xử lý thông minh. Chất lượng in ấn tượng. Cho phép in ảnh chụp nhanh miễn phí từ điện thoại thông minh của bạn.
Nhược điểm: Các bản in không viền giới chỉ được giới hạn ở 5 - 7inch. Khay chứa giấy nhỏ. Chỉ cho phép quét và tạo bản sao thông qua điện thoại thông minh.
Tổng kết: Tango X là một chiếc máy in thông minh của HP, với tính năng kích hoạt bằng giọng nói và các công nghệ nhà thông minh được tích hợp sẵn, cho phép in tài liệu từ thiết bị di động rất dễ dàng. Tango X tuy không phải là một sản phẩm hoàn hảo, nhưng với các tính năng thông minh được trang bị, đây sẽ là một trong các model dẫn đầu về xu hướng của máy in gia đình trong tương lai.
Chúc các bạn chọn lựa được cho mình một thiết bị ưng ý!
Xem thêm:
Bạn nên đọc
-
Hướng dẫn cách kiểm tra và cài đặt địa chỉ IP cho máy in
-
Cách khắc phục lỗi Windows không kết nối với máy in
-
Đánh giá máy in Canon MF241D có tốt không, giá bao nhiêu?
-
Cách kết nối máy in qua WiFi, cài máy in qua WiFi trên Windows 10/11
-
5 cách chuyển đổi máy in có dây thành không dây
-
Cách thêm máy in vào Windows 10
-
7 địa chỉ sửa chữa máy in uy tín ở Hà Nội
Cũ vẫn chất
-
Cách vô hiệu hóa BitLocker trong Windows 10
Hôm qua -
Cách ẩn tin nhắn Telegram không cần xóa
Hôm qua -
200+biệt danh cho người yêu hay và hài hước
Hôm qua 5 -
Cách giữ định dạng Word khi chia sẻ tài liệu
Hôm qua -
Cách cộng dặm Bông sen vàng
Hôm qua -
Khắc phục lỗi mạng WiFi không hiển thị trên Windows 10
Hôm qua -
Cách khởi động và dừng các dịch vụ trong MS SQL Server
Hôm qua -
Trải nghiệm Nothing Phone 1
Hôm qua 2 -
Pantheon DTCL 7.5: Lên đồ, đội hình mạnh
Hôm qua -
Black Friday là gì? Black Friday 2023 vào ngày nào?
Hôm qua