Hiện tượng Mặt trời có vòng tròn bao quanh là gì? Bài viết sẽ giải thích chi tiết cho bạn hiện tượng vòng tròn quanh Mặt trời.
Mục lục bài viết
Quầng Mặt trời là gì?
Bạn đã bao giờ nhìn lên và phát hiện một vòng sáng lớn xung quanh mặt trời hoặc mặt trăng chưa? Các nhà khoa học gọi chúng là quầng sáng 22 độ. Chúng có tên như vậy vì bán kính của vòng tròn luôn xấp xỉ 22 độ.
Có một câu nổi tiếng từ lâu về thời tiết: Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa. Câu nói này có phần đúng, vì mây ti cao thường xuất hiện trước cơn bão. Quầng sáng là dấu hiệu của những đám mây ti cao, mỏng trôi dạt cách đầu chúng ta 20.000 feet (6 km) hoặc hơn.
Những đám mây này chứa hàng triệu tinh thể băng nhỏ. Quầng sáng mà bạn nhìn thấy được tạo ra bởi cả sự khúc xạ, hoặc sự phân tách ánh sáng, và cũng bởi sự phản xạ, hoặc tia sáng từ những tinh thể băng này. Các tinh thể phải được định hướng và định vị chính xác theo mắt bạn để quầng sáng xuất hiện.
- 7 ảo ảnh thị giác tự nhiên đánh lừa mắt người nổi tiếng nhất thế giới
- 8 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn từng khiến các nhà khoa học "điên đầu"
"Mặt trời lạ" ở Nghệ An trưa ngày 7/5.
Quầng Mặt Trời ở Huế trưa ngày 9/5.
Video quầng Mặt Trời xuất hiện ở Huế do người dân quay.
Quầng Mặt trời xuất hiện khi nào?
Hiện tượng này xảy ra là do tác dụng của tầng khí quyển. Khi nhiệt độ tăng cao, những vùng gần Mặt Trời thường xuất hiện tình trạng không khí nóng và không khí lạnh giao nhau. Không khí nóng mang đầy hơi nước vượt lên trên không khí lạnh và bay lên bầu trời. Khi hơi nước trên bầu trời gặp nhiệt độ thấp ngưng tụ lại thành những tinh thể băng có hình lăng trụ lục giác. Khi ánh áng Mặt Trời chiếu vào những tinh thể băng này bị khúc xạ mạnh tạo thành một vòng tròn với đầy đủ màu sắc giống cầu vồng bao xung quanh Mặt Trời.
Hiện tượng cầu vồng tròn.
Hiện tượng này cũng xảy ra vào ban đêm với Mặt Trăng gây ra hiện tượng "quầng Mặt Trăng".
Quầng Mặt Trăng.
Theo các chuyên gia, khi xung quanh Mặt Trời hay Mặt Trăng xuất hiện vầng hào quang, dự báo sắp có mưa hoặc nhiều gió trong những ngày sắp tới.
Quầng sáng bao quanh Mặt trời hay Mặt trăng phổ biến hơn ở vĩ độ cao không?
Đó là một câu hỏi hay nhưng không dễ trả lời chính xác vì không có số liệu thống kê tần suất quầng sáng nào được thu thập ngoại trừ một hoặc hai quốc gia châu Âu ở vĩ độ trung bình.
Chúng ta cần phân biệt giữa quầng được hình thành bởi bụi kim cương ở tầng thấp trong thời tiết rất lạnh (a) và (b) quầng được hình thành bởi các tinh thể băng trong đám mây ti tầng cao.
- Rõ ràng là quầng sáng (a) chỉ xuất hiện ở các vùng cực hoặc các quốc gia có mùa đông rất lạnh (ví dụ như Canada không phải là vĩ độ cao).
- Quầng sáng (b) có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên hành tinh vào mùa đông hoặc mùa hè. Tần suất của chúng phụ thuộc vào tần suất bao phủ của mây ti tầng và liệu nó có lịch sử chứa các tinh thể tạo thành quầng hay không. Câu hỏi sau khó có thể dự đoán được. Ví dụ, có sự khác biệt lớn về tần suất quầng và các loại quầng trên phạm vi 200 dặm [300 km] ở Vương quốc Anh.