Cả Intel và AMD đều đang có những sự trở lại hết sức mạnh mẽ, làm khuấy động thị trường chip xử lý cao cấp trong những năm gần đây, với những bản cập nhật và cải tiến có chất lượng cực kỳ cao cho các sản phẩm đình đám của mình như Threadripper (AMD) và Core X (Intel). Cụ thể hơn, con chip siêu cao cấp mới nhất của Intel, Core i9-9990XE 14 lõi, thậm chí sẽ không còn có sẵn để cung cấp cho các OEM thông qua giao dịch mua hàng truyền thống mà thay vào đó, các OEM có thể sẽ phải tham gia đấu giá để có quyền sở hữu sản phẩm này. Ngoài ra, theo trang Tom's Hardware, Core i9-9990XE sẽ chỉ dành cho riêng cho các hãng OEM và không bán lẻ cho người dùng cuối, khiến giá bán của dòng chip này trên thị trường được đẩy lên rất cao.
Một trong số những OEM thành công trong việc đặt hàng Core i9-9990XE từ Intel công bố mức giá cho mỗi con chip lên tới 2.300 USD. Con số này cao hơn 21% so với giá bán lẻ của Core i9-9980XE và 65% so với Core i9-9940XE.
Không giống như Core i9-9980XE hoặc các chip tương tự, yếu tố chính làm nên sự hấp dẫn của Core i9-9990XE không nằm ở số lượng lõi thô của nó, mà là sự pha trộn giữa số lượng lõi và tần số lõi. Thay vì sử dụng thiết lập 18 nhân/36 luồng như Core i9-9980XE, Intel lại quyết định sử dụng thiết lập 14 nhân/28 luồng của Core i9-9940XE cho Core i9-9990XE và chính sự điều chỉnh này đã thổi bùng lên những tranh cãi không hồi kết kể từ khi con chip chính thức được ra mắt. Tuy nhiên, mức xung nhịp mặc định rất cao của Core i9-9990XE cho phép con chip mới này có hiệu năng vượt mặt các dòng cũ ở một số tác vụ chuyên dành cho máy tính hiệu năng cao. Mặt khác, tuy rằng, CPU 18 lõi và 28 lõi cực kỳ hữu ích trong một vài trường hợp cụ thể, nhưng hiệu suất chung của chúng lại bị ảnh hưởng khi số lượng lõi tăng lên. Trong khi đó, con chip 14 lõi này được định vị rõ ràng ở điểm xuất phát của khái niệm mà Intel cho là “sự cân bằng giữa tốc độ và số lượng luồng thô” để cho hiệu suất ổn định nhất trong mọi tình huống.
Nhìn vào bảng thống kê trên, chúng ta có thể thấy rằng tần số turbo tối đa lên tới 5.1 GHz và mức tăng tổng thể của tất cả các lõi là 5 GHz khiến cho con chip có tên CPUSEEAMAZON_ET_135 có lẽ là CPU thương mại nhanh nhất mà Intel từng tung ra thị trường. Hệ thống đánh giá uy tín Puget System đã xuất bản các bài viết cụ thể thảo luận về hiệu suất của Core i9-9990XE trong Pix4D, Lightroom Classic, After Effects 2019, Premiere Pro 2019 và Photoshop 2019, và kết luận chung của họ về con chip này đó là việc liệu có hay không khái niệm số lõi phù hợp, và chính xác bạn cần bao nhiêu lõi cho mỗi luồng để thu về hiệu suất cuối cùng tốt nhất cũng như mức tiêu thụ điện năng tối ưu.
Với 14 lõi/28 luồng cùng bộ đệm L3 19,25 MB, i9-9990XE cung cấp tốc độ xung nhịp cao hơn đáng kể, nhưng tại có TDP đáng kinh ngạc là 255W. Nhìn chung, i9-9990XE đã đánh bại hoàn toàn i9-9980XE 18 lõi trong một loạt các thử nghiệm benchmark liên quan đến HEDT.
Như vậy chúng ta đã có thể làm sáng tỏ được những câu hỏi sau: Đây có phải là con chip cực kỳ nhanh? Đúng vậy - một trong những CPU nhanh nhất trên thị trường. Câu hỏi 2 quan trọng hơn: Có nên bỏ ra 2.300 đô để nâng cấp lên i9-9990XE không? Và câu trả lời là hãy thật thận trọng và suy xét kỹ xem liệu bạn có thực sự có nhu cầu về tốc độ cực cao hay không.
Nhìn chung, có thể nói rằng Intel đã đạt được mục tiêu của mình khi tung ra thị trường một CPU có thể vượt qua được cả Core i9-9900K vốn đã làm mưa làm gió trước đây trong cả hai bài kiểm tra về tần số và số lõi. Gạt qua vấn đề về giá bán và mức độ khan hiếm sang một bên, đây sẽ là một con chip rất đáng chú ý trong trong thời gian sắp tới. Hãy cùng chờ xem các các nhà sản xuất sẽ ứng dụng Core i9-9990XE trong các sản phẩm khủng như thế nào của mình!