AI chưa đáng sợ như bạn nghĩ, đây là lý do

Giáo sư Nick Bostrom chẳng cần tới quả cầu pha lê để dự đoán tương lai, ông có cả một viện để làm việc đó. Ông là người sáng lập và giám đốc của Viện tương lai nhân loại (Future of Humanity Institute (FHI) tại đại học Oxford. Viện này làm việc với các nhà nghiên cứu và công ty công nghệ như Deep Mind của Google và Facebook trong chương trình đối tác AI (Partnership on AI). Mục tiêu là trả lời câu hỏi lớn của nhân loại và đảm bảo chúng ta sẽ không bị chính những thứ ta tạo ra phá hủy…

Bostrom cho rằng chúng ta đang bước vào kỉ nguyên mới của nền văn minh loài người, kỉ nguyên AI. Ông dự đoán machine learning sẽ đại diện cho thay đổi cơ bản trong cách con người tồn tại trên thế giới, tương tự như sự xuất hiện của cuộc cách mạng nông nghiệp và công nghiệp. Liệu điều đó có nghĩa là AI sẽ phát triển hơn con người? The Next Web đã có buổi phỏng vấn ông liệu máy tính có thể vượt trội hơn con người.

Giờ đây, AI vẫn được do những người thiết kế kiểm soát. Họ tạo ra dữ liệu và AI sử dụng chúng để thực hiện nhiệm vụ, nên hiểm nguy vẫn chưa nhiều. Nhưng chúng ta phải nhìn khác những công nghệ khác. AI không chỉ là một sản phẩm hay ho. Hiện giờ khó nói tại sao AI lại làm những công việc đó. Chúng tôi nhận thấy rằng, nhanh hơn con người có thể tưởng tượng được, deep learning đang làm những việc mà không phải khi nào chúng ta cũng hiểu vì sao AI lại chọn việc này thay vì việc khác.

Bostrom cho rằng tiềm năng vẫn nhiều hơn rủi ro. Với vai trò một triết gia, ông tỏ ra thực dụng một cách đáng ngạc nhiên. Khi được hỏi về vấn đề đạo đức, ông nói rằng trong quá khứ đã có việc xe ô tô không người lái lựa chọn, chỉ là giả thuyết, giữa việc đâm một nhóm trẻ em hoặc một cặp đôi già cả.

Nếu có thể giảm số thương vong, sử dụng xe tự lái, từ 1,2 triệu trên toàn cầu tới con số rất nhỏ và hầu như là con số 0 thì tôi nghĩ nhiều câu hỏi đạo đức nhắc tới những tình huống chỉ xảy ra trong trường hợp rất hiếm, chúng không quan trọng. Chúng tôi tập trung vào việc làm thế nào những công nghệ này mang lại lợi ích.

Hiển nhiên, tương lai gần cho AI cần có cái nhìn thấu suốt của những người như giáo sư Bostrom. Công việc của ông đã định hình cuộc đối thoại về machine learning, nhưng còn những chi tiết thực tiễn hơn thì sao? Liệu có nên quan ngại về các vấn đề thực tiễn bên cạnh việc liệu robot có biến chúng ta thành nô lệ hay không? Nếu việc robot chiếm quyền chỉ là sản phẩm của khoa học viễn tưởng và triết học, chúng ta có thể quên mất việc quan trọng là những ứng dụng của AI không đáng lên tiêu đề lớn. Theo Ram Menon, CEO và đồng sáng lập Avaamo, doanh nghiệp platform AI bot thì:

Hiện giờ có nhiều lời cường điệu về tương lai của AI để giải quyết các vấn đề như chữa ung thư hay tạo xe tự lái thông minh. Dù AI có thể giải quyết được những việc này trong thời gian cần thiết, nhưng công nghệ hiện tại quá mới mẻ để chúng có ảnh hưởng thực sự. Những lời cường điệu này khiến con người đánh giá AI quá cao.

AI vẫn chưa đáng sợ như viễn cảnh u ám mà con người tưởng tượng ra
AI vẫn chưa đáng sợ như viễn cảnh u ám mà con người tưởng tượng ra

Menon đồng ý với Bostrom rằng AI sẽ chưa biến chúng ta thành nô lệ sớm được. Ông cho rằng những ồn ào xung quanh AI có thể mang lại hiệu quả ngược cho những lợi ích mà nó mang lại. “Mọi người nên nhớ rằng con người xây dựng AI và dạy nó cách hành động theo những cách nhất định và thực hiện những chức năng nhất định. Mục tiêu là để nó có thể hoạt động không cần con người can thiệp nhưng bàn tay con người vẫn can thiệp vào công nghệ”.

Những triết gia như giáo sư Bostrom đang đảm bảo chúng ta chuẩn bị cho những vấn đề trong tương lai. CEO như Menon đang dựa vào AI để sử dụng chúng trong đời sống sớm nhất có thể. Nhưng lượng người trung bình sử dụng AI hàng ngày không nhiều như bạn nghĩ. “Nhiều công nghệ AI đang được đưa vào công việc back-end, giúp phân tích, phân loại dữ liệu. Nhưng khi AI trò chuyện trở nên phổ biến hơn, chat bot sẽ trở thành thứ tương tác hàng ngày đầu tiên của con người với AI”.

Còn nhiều điều đáng lo nghại về AI, dù hầu hết chúng chỉ là nói quá. Chúng ta nên ý thức được khả năng xảy ra thảm họa khi sử dụng công nghệ mới, nhưng dù sao, bầu trời vẫn chưa sụp đổ.

Thứ Năm, 13/07/2017 09:26
41 👨 665
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Trí tuệ nhân tạo (AI)