Theo “Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2009” của Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công thương) nhiều doanh nghiệp đang gặp khó trong việc ứng dụng thương mại điện tử bởi thiếu người chuyên trách.
Bản báo cáo cũng cho thấy, gần 100% doanh nghiệp được điều tra đã trang bị máy tính và ứng dụng TMĐT ở nhiều mức độ khác nhau. Đáng chú ý, ngoài việc tập trung triển khai phần mềm kế toán như các năm trước đây, đến năm 2009 các doanh nghiệp đã sử dụng thêm nhiều phần mềm khác như quản lý nhân sự, quản lý chuỗi cung ứng, quản lý khách hàng…
Cùng đó, mỗi doanh nghiệp có trung bình 21,5 máy tính, 86% kết nối băng thông rộng, 10% sử dụng đường truyền riêng và 2% vẫn sử dụng Dial-up, 86% doanh nghiệp sử dụng e-mail cho mục đích kinh doanh… Năm 2009, chi phí cho TMĐT và CNTT chiếm khoảng 5% chi phí của các doanh nghiệp, có khoảng 33% doanh thu của doanh nghiệp đến từ các đơn hàng đặt qua phương tiện điện tử, đồng thời việc mua hàng qua các kênh điện tử cũng chiếm khoảng 28% chi phí.
Nếu tính theo địa bàn hoạt động, tỷ lệ các doanh nghiệp tại TP. HCM có cán bộ chuyên trách về TMĐT là 43%, Hà Nội 31% và các địa phương khác là 27%. Còn tính theo từng lĩnh vực thì doanh nghiệp thuộc CNTT đạt 62%, tài chính 52% và thấp nhất là các lĩnh vực như khai khoáng (23%), xây dựng (21%) và nghệ thuật là 13%. Đáng chú ý, việc các doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về CNTT và TMĐT cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả tham gia sàn giao dịch TMĐT của doanh nghiệp. Thực tế kết quả điều tra cho thấy, có tới 71% doanh nghiệp đã thừa nhận rằng hiệu quả tham gia sàn TMĐT rất thấp do họ không có cán bộ chuyên trách.
Các năm trước đây, khi mức độ đầu tư vào CNTT và TMĐT còn hạn chế, các doanh nghiệp tự nhận thấy những vấn đề mang tính kỹ thuật như an ninh mạng, hệ thống thanh toán là các trở ngại cao nhất. Tuy nhiên hiện nay, hai trở ngại lớn nhất lại chính là môi trường kinh doanh và nhận thức của người dân về TMĐT (vẫn còn e ngại và chưa mặn mà khi tham gia giao dịch TMĐT vì mức độ đảm bảo về chất lượng, tính pháp lý trong giao dịch). Về thực trạng này, thông qua phiếu điều tra, các doanh nghiệp cũng đã đề xuất phía cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến để người tiêu dùng tin tưởng và biết đến lợi ích của TMĐT, đồng thời cần nhanh chóng hoàn thiện các chính sách pháp luật liên quan đến TMĐT như vấn đề chữ ký số, hoá đơn điện tử, giải quyết tranh chấp…
Báo cáo được thực hiện dự trên việc điều tra với 2004 doanh nghiệp trên cả nước và dự kiến sẽ được công bố chính thức vào ngày 12/5/2010.
Ứng dụng TMĐT: “Ì ạch” vì thiếu người chuyên trách
721
Bạn nên đọc
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Giờ UTC là gì? Cách chuyển giờ UTC sang giờ Việt Nam
Hôm qua -
12 mẫu điện thoại có tốc độ 5G nhanh nhất hiện nay
Hôm qua -
Kiểm soát định dạng khi dán văn bản trong Word
Hôm qua -
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
Hướng dẫn viết hoa trên Google Docs các kiểu
Hôm qua -
Hướng dẫn toàn tập Word 2016 (Phần 26): Tạo đồ họa SmartArt
Hôm qua -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua -
12 bài văn về thầy cô hay và ý nghĩa nhất
Hôm qua -
Làm thế nào để tắt chế độ kiểm tra chính tả trong Windows 10?
Hôm qua -
Cách xóa khoảng trắng giữa các chữ trong Word
Hôm qua