Tòa án Canada: Biểu tượng cảm xúc 'Giơ ngón tay cái' được tính là Thỏa thuận hợp đồng

Theo phán quyết mới đây của Timothy Keene, một thẩm phán ở tỉnh Saskatchewan, Canada trong một vụ kiện, biểu tượng cảm xúc “ngón tay cái giơ lên” có tính ràng buộc không kém chữ ký thực tế và cấu thành một thỏa thuận đối với hợp đồng.

Biểu tượng like

Theo trang The Guardian đưa tin, vị thẩm phán này đã xét xử vụ một người mua ngũ cốc đã gửi hàng loạt tin nhắn văn bản cho khách hàng với nhu cầu tìm mua 86 tấn lanh.

Một người nông dân đã nói chuyện điện thoại với người mua. Bên mua đã gửi cho bên bán hợp đồng qua tin nhắn văn bản đồng thời yêu cầu xác nhận thỏa thuận với giá 17 đô Canada mỗi giạ. Người bán đã gửi biểu tượng cảm xúc “giơ ngón tay cái’ thay cho câu trả lời.

Nhưng sau đó, giá lanh thay đổi, đã lên 41 USD một giạ và người bán muốn rút lui khỏi thỏa thuận. Người mua không đồng ý và cho rằng, khi người mua gửi đáp lại bằng biểu tượng “giơ ngón tay cái” có nghĩa là đã đồng ý với các điều khoản của hợp đồng.

Trong khi đó, người bán cho rằng, biểu tượng cảm xúc mà anh ta gửi chỉ cho thấy anh ta đã nhận được hợp đồng mà thôi chứ không thể hiện rằng anh đồng ý với các thỏa thuận ràng buộc trong nội dung của hợp đồng.

Trước sự lập luận của đôi bên, tòa án cuối cùng đã đồng ý với bên người mua.

Theo phán quyết của thẩm phán, biểu tượng cảm xúc là một phương tiện phi truyền thống để 'ký' một tài liệu nhưng trong một số trường hợp nó lại là một cách hợp lệ để truyền đạt hai mục đích của một 'chữ ký'. Vì đã ký hợp đồng nhưng lại không thực hiện nên bên bán phải bồi thường cho bên mua 82.000 đô la Canada (khoảng 1,5 tỷ đồng).

Bên bào chữa cho rằng, việc cho phép biểu tượng cảm xúc “giơ ngón tay cái” đóng vai trò là đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng sẽ dẫn tới việc diễn giải các biểu tượng cảm xúc khác, bao gồm “nắm đấm” và “cái bắt tay”.

Tuy nhiên, tòa án đã bác bỏ lập luận này và cho rằng việc ngăn chặn làn sóng công nghệ và việc sử dụng phổ biến các biểu tượng cảm xúc là không thể.

Phán quyết của tòa án chỉ áp dụng cho Canada vào thời điểm này nhưng điều này có thể là minh họa một tình huống có thể rất dễ dàng lặp lại ở những nơi khác.

Thứ Năm, 13/07/2023 10:46
31 👨 328
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ