5 tính năng thông minh của Apple Studio Display không hoạt động trên Windows

Studio Display là một bộ phụ kiện thông minh. Nó được cài đặt chip A13 Bionic của iPhone 11 để có thể cung cấp các tính năng thường không được kết hợp với màn hình như Center Stage.

Boot Camp, tính năng khởi động kép của Apple, hiện bao gồm các driver màn hình Windows giúp Studio Display hoạt động như một màn hình HiDPI thông thường khi chạy Windows trên máy Mac. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi thứ đi kèm với Studio Display đều xuất hiện trên hệ điều hành của Microsoft. Hãy xem những tính năng Studio Display nào không được hỗ trợ trên Windows.

1. Trợ lý Siri của Apple

Biểu tượng của Siri
Biểu tượng của Siri

Studio Display mang trợ lý Siri của Apple đến với các máy Mac cũ hơn không hỗ trợ nó. Thật không may, vì Apple không hỗ trợ Siri trên Windows, bạn sẽ không thể trò chuyện với trợ lý ảo thông qua Studio Display của mình.

Nhưng điều này chưa hẳn là xấu, vì việc sử dụng trợ lý của Apple sẽ làm bạn thất vọng hơn so với Alexa và các trợ lý khác.

2. True Tone

True Tone sử dụng cảm biến ánh sáng xung quanh được tích hợp trong màn hình để tự động điều chỉnh nhiệt độ màu phù hợp với điều kiện xem hiện tại. Việc liên tục điều chỉnh màu sắc và cường độ của màn hình làm cho hình ảnh hiển thị tự nhiên hơn trong các điều kiện ánh sáng khác nhau. Nhưng Windows không hiểu True Tone là gì và không hỗ trợ phần mềm cho True Tone. Windows sẽ không điều chỉnh màn hình khi nó được kết nối với PC Windows.

3. Center Stage

Center Stage ghép nối một camera góc rộng với trí thông minh nhân tạo, áp dụng tính năng zoom động và cắt xén trong cuộc gọi video để giữ mọi người trong khung hình. Nó giống như có một người quay phim luôn theo dõi hoạt động của bạn, giữ bạn và bất kỳ ai khác ở bên bạn trong suốt thời gian quay.

Center Stage hoạt động với FaceTime và các ứng dụng Mac của bên thứ ba hỗ trợ tính năng này, chẳng hạn như Zoom. Đáng buồn thay, đó là một tính năng không có hỗ trợ phù hợp cho Windows. Apple có thể làm được điều đó, nhưng việc này yêu cầu phải phát hành một ứng dụng FaceTime riêng cho Windows.

4. Spatial Audio

Spatial Audio

Cả Studio Display và Windows 11 đều hỗ trợ công nghệ Spatial Audio. Khi bật Spatial Audio trong Windows, PC của bạn sử dụng các hiệu ứng và bộ lọc âm thanh để tạo không gian âm thanh 3D.

Màn hình của Apple đi kèm với 4 loa trầm và 2 loa tweeter để mang lại âm thanh không gian chân thực từ các nguồn đa kênh như stream Dolby Atmos trên Apple TV+ hoặc các chương trình Netflix chọn lọc. Về mặt phần mềm, không có driver Windows nào để làm cho hệ thống 6 loa của Studio Display kết xuất Spatial Audio trên PC của bạn.

5. Cập nhật firmware

Như Apple trình bày trong tài liệu hỗ trợ, chỉ có thể cập nhật phần mềm Studio Displays trên máy Mac chạy macOS 12.3 trở lên. Quá trình cập nhật sử dụng cơ chế Software Update của Apple có sẵn trên Windows nhưng không hỗ trợ cập nhật firmware Studio Display trên PC Windows.

Nhân tiện, bạn sẽ tải ứng dụng này như một phần của iTunes hoặc iCloud cho Windows hoặc khi bạn sử dụng Boot Camp Assistant để cài đặt Windows trên máy Mac của mình.

Để kiểm tra phiên bản firmware của Studio Display trên macOS, hãy chọn About This Mac từ menu Apple, nhấp vào nút System Report và chọn Graphics/Displays từ cột bên trái. Phiên bản phần mềm của màn hình được liệt kê bên cạnh Display Firmware Version.

Tại sao những tính năng trên không hoạt động trên Windows?

Apple đã thiết kế màn hình này nhắm tới người dùng Mac. Hãng này có thể làm cho Studio Display tương thích hơn với Windows, nhưng đừng hy vọng quá nhiều. Trên macOS, Studio Display cung cấp trải nghiệm tích hợp mà người dùng Apple yêu thích.

Apple không bận tâm đến việc tái tạo trải nghiệm đó trên PC vì họ biết rằng Windows là một thị trường đặc biệt với những gì mà màn hình đắt tiền này cung cấp và hướng tới những không phải “fan cứng” của Apple trong thế giới Windows.

Mặc dù Studio Display được tích hợp rất nhiều tính năng tuyệt vời, nhưng cách duy nhất bạn có thể thực sự đưa chúng vào việc sử dụng thực tế là sử dụng máy Mac.

Thứ Ba, 10/05/2022 08:18
514 👨 385
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ