Hãng bảo mật McAfee cảnh báo tin tặc đang tích cực “bắt cóc” PC để củng cố lại lực lượng “PC ma” đã bị tổn thất nặng nề do bị triệt phát mạnh trong thời gian qua.
Tổn thất được xem là nặng nề nhất chính là việc cuối năm ngoái mạng lưới phát tán thư rác khét tiếng McColo bị các cơ quan chức năng. Động thái này là một phần trong nỗ lực đẩy mạnh “cuộc chiến” chống thư rác toàn cầu.
Đây chính là nguyên nhân khiến lượng thư rác giảm mạnh. Cụ thể, theo thống kê của McAfee, trong 3 tháng đầu năm nay, lượng thư rác toàn cầu đã giảm tới 20%, từ mức trung bình 153 tỉ thư rác một ngày xuống còn khoảng 100 tỉ một ngày.
Điều này đã buộc tin tặc phải nhanh chóng tìm biện pháp khôi phục lại số lượng “PC ma” cần thiết để có thể khôi phục được lượng phát tán thư rác lớn như trước đây.
McAfee cho biết chỉ trong vòng ba tháng đầu năm nay tin tặc đã “bắt cóc” thêm được khoảng 12 triệu “PC ma”. Hình thức “bắt cóc” chủ yếu vẫn là lây nhiễm mã độc giúp chúng đoạt được quyền từ xa kiểm soát được những PC này và biến đây trở thành những chiếc máy chuyên phát tán thư rác.
Mỹ đã lấy lại vị trí đầu tiên của Trung Quốc trong danh sách những quốc gia có nhiều “PC ma” nhất. Số lượng “PC ma” hiện có ở quốc gia này chiếm tới 18% tổng số “PC ma” trên toàn cầu. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ chiếm có 13,4%.
Úc bất ngờ vọt thẳng lên đứng ở vị trí thứ 3 trong danh sách trên đây với 6,3%. Trước đây quốc gia này rất hiếm xuất hiện trong danh sách 10 quốc gia có số lượng “PC ma” nhiều nhất thế giới.
Lượng thư rác được phát tán có nguồn gốc xuất xứ từ Mỹ chiếm tới 35% tổng số thư rác trên toàn cầu. Quốc gia đứng thứ hai Brazil lại chỉ chiếm có đúng 7,3%.
Và để tăng cường khả năng lây nhiễm thành công mã độc lên PC người dùng, tin tặc cũng đang rất tích cực tấn công và chèn mã độc vào các website hợp pháp. Ví dụ, chỉ tính riêng trong tháng 3, McAfee đã phát hiện hơn 800 biến thể virus Koobface được phát tán trên mạng xã hội nổi tiếng Facebook.
Tình hình này cho thấy không sớm thì muộn lượng thư rác phát tán toàn cầu sẽ lại sẽ tăng lên rất mạnh mẽ trong thời gian tới đây.
Tin tặc đang tăng cường “bắt cóc” PC
312
Bạn nên đọc
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay và ngắn gọn
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4 -
Kiểm tra tốc độ Internet, mạng Wifi FPT, VNPT, Viettel không cần phần mềm
Hôm qua -
11 cách sửa lỗi "The System Cannot Find The Path Specified" trên Windows
Hôm qua -
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua -
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua -
Thủ thuật sử dụng Alt+Tab trên Windows 10
Hôm qua -
Cách xem video YouTube giới hạn độ tuổi mà không cần đăng nhập
Hôm qua -
Cách kiểm tra lịch sử giao dịch VPBank nhanh nhất
Hôm qua -
Code Đại Bang Chủ, giftcode Đại Bang Chủ event mới nhất
Hôm qua