Thử Google xem: Từ khi nào mà Google lại thành động từ nhỉ?

Động từ “Google” đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống hiện đại, có vẻ chính là thứ chúng ta cần, từ khi dòng thông tin bắt đầu làm chúng ta chóng mặt từ những năm 1990s.

Một thương hiệu đạt tới đỉnh cao của mình khi cái tên của nó không còn là tên riêng nữa mà trở thành một danh từ chung. Các từ như “Band-Aid”, “Kleenex” và cả “Dumpster” (tương ứng là các hãng bán băng y tế, khăn giấy và thùng rác) đều được mọi người nói để chỉ băng dính y tế, khăn giấy và thùng rác, chứ không còn là tên riêng nữa. Để trở thành một động từ thì ít phổ biến hơn, ví dụ như “Hoover” nghĩa là “hút bụi” hay “Skype” nghĩa là “gọi video”.

Dù là danh từ hay động từ thì chúng đều bắt nguồn từ công dụng của sản phẩm mà nhãn hàng đó cung cấp. Nhưng hiếm có công ty nào lại sản sinh ra một từ thống trị trên mọi thị trường như “Google”.

Larry Page dùng từ Google dưới dạng động từ 2 tháng trước khi thành lập công ty vào năm 1998. Từ này xuất hiện trên listserv (mailing list server) của Google-Friends khi công cụ tìm kiếm này lên sóng tại địa chỉ http://google/stanford.edu/. Sau một đoạn giới thiệu ngắn gọn các cập nhật mới, Page nhắn nhủ “Have fun and keep googling!” (Chúc vui vẻ và thường xuyên Google nhé!). Công cụ tìm kiếm của anh giờ có hơn 100 triệu gigabyte, quả là chúng ta đã làm theo lời anh thật.

Xem thêm: Lịch sử “tiến hóa” của logo Google

“Anh đã Google cô ấy chưa?, Williw hỏi Buffy tại mùa cuối cùng của Buffy the Vampire Slayer. “Cô ấy 17!”, Xander nói. Năm sau, American Dialect Society (hiệp hội phương ngữ Mỹ) gọi tên Google là từ “hữu ích nhất” của năm 2002. Tới tháng 6/2006, nó xuất hiện trên từ điển Oxford.

Không biết cái gì thì cứ Google, cả thế giới ở đó (?!)
Không biết cái gì thì cứ Google, cả thế giới ở đó (?!)

Động từ “Google” đã trở nên quá quen thuộc trong đời sống hiện đại, có vẻ chính là thứ chúng ta cần, từ khi dòng thông tin bắt đầu làm chúng ta chóng mặt từ những năm 1990s. Nhiệm vụ của các công ty công nghệ lớn là mang đến cho chúng ta ảo giác về sự trật tự. Sứ mệnh của Google là “sắp xếp thông tin trên thế giới”. Như thế đúng là bán mạng cho quỷ.

Nhưng “Google” động từ tất nhiên không có nghĩa là “sắp xếp” gì cả, mà là gửi tới Google thông tin gì rồi lại vờ rằng bạn nhận lại thông tin đã được gửi lên từ đâu đó.

Google và bất kì ai dùng Google mà cho rằng “thông tin” tự nhiên đã có trên web trước khi Google có sứ mệnh sắp xếp chúng, đều là một phần trong sự giả dối này.

Thực tế, thông tin này là một sản phẩm của Google và nó sẽ không có giá trị gì nếu Google không chấp nhận và xếp thứ hạng cho nó, theo thuật toán của riêng họ, và khuyến khích đổi mới để có lợi cho Google. Vì vậy, động từ “Google thứ gì đó” thực tế là chấp nhận Google chính là thế giới thông tin và cũng chính là con đường đi tới thông tin đó.

Sao chúng ta lại tin rằng những dữ liệu hình ảnh, biểu tượng, từ ngữ, con số đó tạo thành “thông tin của thế giới” chứ? Bạn không thể Google mùi vị, hương thơm, những cái tiếp xúc, còn tìm kiếm bằng âm thanh thì rất tệ hại. Google chỉ tham gia vào 2 trong số 5 giác quan của con người và gọi rằng đó là cả thế giới?

So sánh một chút với bộ tìm kiếm Baidu, dù vẫn bị kiểm duyệt nhưng cái tên có vẻ còn hay hơn nhiều. Baidu bắt nguồn từ bài thơ về một lễ hội đèn lồng thường niên thời nhà Tống khi các cô hầu gái rời khỏi nhà. Đoạn cuối có mấy dòng thơ tạm dịch như sau:

Trăm ngàn bận tìm cô giữa đám đông
Bất chợt quay lưng nơi đèn chiếu, thấy bóng cô ở đó.

Baidu giải thích rằng cái tên của họ gợi nhắc “việc tìm kiếm một vẻ đẹp ẩn hiện giữa đám đông hỗn độn”.

Sắp xếp thông tin của thế giới nghe có vẻ là một tham vọng lớn. Nhưng việc tìm kiếm cái đẹp giữa đám đông nhốn nháo dường như lại mang vẻ thi vị của Internet ngày xưa. Tiếc là nhiều khi, chúng ta lại để vẻ thi vị ấy phai nhạt đi và cái đẹp thì cứ ẩn mãi không hiện.

Xem thêm: Tin nhắn đầu tiên được gửi vào ngày này cách đây 25 năm

Thứ Hai, 11/12/2017 21:17
43 👨 397
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ