Sau hơn 2 năm được công bố, tại sao DisplayPort 2.0 vẫn chưa thực sự phổ biến?

Cách đây hơn 2 năm, vào tháng 6 năm 2019, DisplayPort 2.0 đã chính thức được công bố trở thành tiêu chuẩn truyền tải mới cho màn hình sử dụng HDMI 2.1. Tuy nhiên do sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên quy mô toàn cầu cuối năm 2019, đến nay chuẩn kết nối này vẫn chưa được phát hành cũng như sử dụng phổ biến trên các sản phẩm công nghệ. Liệu thế giới công nghệ có thể được chứng kiến “màn ra mắt” của DisplayPort 2.0 vào cuối năm nay, hay sẽ phải chờ cho đến năm 2022?

Hiệp hội Tiêu chuẩn Điện tử Video (Video Electronics Standard Association - VESA), là tổ chức chịu trách nhiệm cung cấp điểm tham chiếu cho công nghệ DisplayPort, cũng như đưa ra bất kỳ thông số kỹ thuật chuẩn nào cho công nghệ này. Với tuyên bố mới đây từ VESA, việc có áp dụng DisplayPort 2.0 mới hay không hiện hoàn toàn nằm trong tay các nhà sản xuất phần cứng. Trong gần 2 năm trở lại đây, sự thiếu vắng của các hội nghị, cuộc họp trực tiếp, cũng như những buổi gặp gỡ chuyên ngành do ảnh hưởng từ đại dịch khiến việc thảo luận và giải quyết các vấn đề phát sinh với công nghệ này trở nên khó khăn hơn đáng kể. Điều này phần nào giải thích cho sự “e dè” của các nhà sản xuất trong việc ứng dụng công nghệ mới.

 DisplayPort

Phía VESA cũng đã không thể tiến hành các thử nghiệm PlugTest, vốn là một yếu tố hỗ trợ các công ty sẵn sàng cho việc phát hành DisplayPort 2.0. Ngoài ra, PlugTests cũng sẽ cho phép phát hiện và loại bỏ mọi vấn đề tiềm ẩn với công nghệ mới này. Thực tế này cũng đã khiến việc áp dụng DisplayPort 2.0 trở nên hạn chế, bởi những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra.

Về phần DisplayPort 2.0, công nghệ mới này được kỳ vọng có thể tăng cường khả năng hỗ trợ Ultra High Bit Rates, cho phép tăng tới 20 gigabit/giây trên mỗi làn, tức là hơn gấp ba lần so với đầu ra của DisplayPort 1.4a. Tốc độ truyền tải dữ liệu tăng lên tổng cộng gần 80 gigabit/giây cho phép DisplayPort 2.0 có thể hỗ trợ màn hình độ phân giải lên tới 10K, sử dụng luồng không nén ở 60 hertz, hoặc 2 màn hình độ phân giải 4K đạt đỉnh 14 hertz. Display Stream Compression (DSC), cho phép hỗ trợ độ phân giải cao hơn.

Chuẩn kết nối DisplayPort 2.0 sẽ sử dụng cổng USB-C và hoạt động trên công nghệ Thunderbolt 3. Mặc dù Thunderbolt thường chỉ được giới hạn ở mức 40Gb/giây, thế nhưng nó lại hỗ trợ kết nối 2 chiều. Trong khi đó DisplayPort là kết nối một chiều, do đó, hoàn toàn có thể sử dụng băng thông 80Gbps đầy đủ của giao thức này. Tất nhiên bạn sẽ cần phải sử dụng các loại cáp đặc biệt để hỗ trợ băng thông truyền dẫn đầy đủ, nhưng điểm cộng ở đây là DisplayPort 2.0 sẽ yêu cầu ít loại đầu nối hơn.

Mang trên mình nhiều ưu điểm vượt trội như vậy, nhưng do các nguyên nhân chủ quan và khách quan, sẽ phải cần thêm thời gian để công nghệ này xuất hiện phổ biến trên toàn thế giới.

Thứ Hai, 23/08/2021 22:43
2,58 👨 5.455
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ