Hai sản phẩm này khiến cho thị trường máy tính gần như đứng yên trong quý II năm nay với số máy xuất xưởng chỉ đạt 87,5 triệu đơn vị.
Một bản bán cáo của công ty phân tích thị trường Gartner cho thấy, số lượng máy tính xuất xưởng trong quý II gần như "dậm chân tại chỗ". Số lượng máy tính xuất xưởng toà cầu trong quý II năm nay đạt 87,5 triệu đơn vị, giảm 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tablet và smartphone khiến cho thị trường máy tính truyền thống tăng trưởng chậm.
Mikako Kitagawa, một nhà phân tích của Gartner nhận định nguyên của tình trạng này là do "nền kinh tế ở nhũng vùng miền khác nhau không ổn định cũng như các khách hàng không còn thích thú khi mua máy tính nữa". Ông cho biết thêm, mặc dù nhiều nhà phân tích và các hãng sản xuất máy tính kỳ vọng vào việc ultrabook sẽ giành lại thị trường nhưng thực tế sản phẩm này vẫn chưa bán được với doanh số đủ để tạo ra sức ảnh hưởng lớn trong quý II vừa qua. Mặc dù vậy, ông vẫn tin rằng các ultrabook dùng chip Ivy Bridge giới thiệu cuối quý II vẫn có thể tạo ra sự thay đổi vào cuối năm nay.
Zeus Kerravala, một nhà phân tích của ZK Research, dự đoán tablet và smartphone vẫn sẽ gây ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp máy tính. Ông cho rằng "Đây không phải là hiện tượng nhất thời" mà là "bước chuyển thế hệ". Những sản phẩm này có thể tiếp tục khiến cho các nhà sản xuất máy tính gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Theo Computerworld, HP hiện vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong quý II năm nay mặc dù số lượng máy xuất xưởng toàn cầu đã giảm 12,1%. Công ty Gartner cho rằng sở dĩ hãng này có kết quả kinh doanh không mấy thành công do bị đối thủ nắm giữ vị trí số hai là Lenovo đang gây áp lực cạnh tranh bằng cách cơ cấu lại công ty và cả về giá bán sản phẩm.
Về phía Lenovo, hãng này có số lượng máy tính tăng trưởng liên tục trong quý II vừa qua và giảm dần khoảng cách với HP. Hiện tại, thị phần của Lenovo là 14,7% còn Hewlett-Packard là 14,9%. Sau Lenovo và HP là Acer với 11% và Dell là 10,7%. Asus là nhà sản xuất đứng thứ 5 với thị phần chiếm 7%.