CEO Epic Games công khai chỉ trích ‘sự độc quyền tuyệt đối’ của Apple, Google trên các nền tảng cửa hàng ứng dụng

Vị thuyền trưởng của Epic Games, CEO Tim Sweeney vốn là người chẳng ưa gì cách thức chiếm lĩnh thị trường cũng như chiến lược kinh doanh trong mảng phần mềm của các công ty công nghệ khổng lồ, chi phối thị trường như Apple, Google.

Mới đây, vị Giám đốc điều hành Epic Games tiếp tục lên tiếng tiếng “chỉ đích danh” những chiêu trò lợi dụng kiểm soát theo hướng “độc quyền tuyệt đối” của Apple và Google trên các nền tảng cửa hàng ứng dụng mà chính 2 công ty này làm chủ: App Store và Play Store. Về cơ bản, 2 gã khổng lồ công nghệ này đã lợi dụng quyền sở hữu và thị phần lớn của các cửa hàng ứng dụng trên để tung ra những chính sách chèn ép, kìm hãm các nền tảng cạnh tranh cũng như chính các nhà phát triển ứng dụng như Epic Games.

CEO Tim Sweeney
CEO Tim Sweeney

Còn nhớ cách đây không lâu, Epic Games từng cố gắng thoát khỏi sự chi phối của Google khi phát hành phiên bản Android của Fortnite dưới dạng file APK tải về trực tiếp. Tuy nhiên, vì gây ra quá nhiều bất tiện cũng như vì chính các cảnh báo từ Google đến người dùng, Epic lại phải đưa tựa game tỷ đô của mình lên Play Store, và chấp nhận chịu khoản “đánh thuế” 30% mà Google áp trên các vật phẩm game Fortnite phát hành qua cửa hàng ứng dụng của họ.

Chính sách tương tự cũng được Apple áp dụng trên App Store, khi Táo Khuyết tính phí 30% doanh thu từ ứng dụng trả tiền hoặc hoạt động giao dịch kỹ thuật số trong ứng dụng trên App Store. Khoản phí này giảm xuống 15% sau năm đầu tiên. Tuy nhiên các lập trình viên cho rằng Apple đang tính phí quá cao và khiến lợi nhuận và sức cạnh tranh của họ giảm đi đáng kể. Chính khoản chí 30% này đã khiến Spotify cho rằng sức cạnh tranh của họ so với Apple Music trên App Store bị giảm đi đáng kể.

Nói cách khác, với lợi thế nắm thị trường trong tay, Google và Apple đã có những chính sách buộc các nhà phát triển phải chấp nhận mất phần trăm doanh thu nếu muốn ứng dụng của họ đến tay người dùng di động. Đây rõ ràng là dấu hiệu của sự độc quyền và cạnh tranh không lành mạnh, bởi chính 2 công ty này cũng sở hữu những nền tảng phần mềm, ứng dụng ăn khách.

“Nếu mọi nhà phát triển có thể được tự quản lý các khoản thanh toán của riêng mình và tránh tránh được mức thuế 30% của Apple và Google, chúng tôi hoàn toàn có thể chia sẻ khoản tiết kiệm đó cho tất cả người dùng và từ đó, khách hàng sẽ có được những ưu đãi tốt hơn với các giao dịch kỹ thuật số liên quan đến ứng dụng. Chúng ta đang nói về tác động của những chính sách độc quyền với chính người tiêu dùng”, Tim Sweeney cho biết.

Fortnite

Năm 2019, công ty đã phát hành Epic Games Store cho Windows và Mac PC, và chỉ áp dụng một khoản phí tương đối thấp: 12% từ các giao dịch kỹ thuật số. Cửa hàng game này vẫn chưa ra mắt trên iPhone vì Apple có các “chính sách kiểm soát nghiêm ngặt”, ngăn chặn các cửa hàng phần mềm cạnh tranh.

“Apple đã khóa và làm tê liệt hệ sinh thái bằng cách tạo ra sự độc quyền tuyệt đối trong hoạt động phân phối phần mềm, và việc kiếm tiền từ phần mềm”.

Các nhà làm luật châu Âu và Hoa Kỳ đang áp dụng sự giám sát ngày càng chặt chẽ đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các công ty công nghệ lớn. Apple và Google sẽ phải thực sự suy nghĩ lại về cách chính sách quản lý của mình trong thời gian tới.

Thứ Hai, 27/07/2020 13:00
31 👨 159
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    ❖ Chuyện công nghệ