Tiêu chí quảng cáo của Apple là để sản phẩm tự “lên tiếng”. Đây là vũ khí lợi hại, mang tính quyết định giúp sản phẩm Apple luôn tỏ ra vượt trội, chiếm được thiện cảm của người dùng toàn cầu.
Hầu như ai ai cũng tò mò dõi xem các hoạt động của Apple sắp tới. Tại sao mọi người lại dành sự ưu ái đặc biệt cho Apple? Vậy bí quyết của Apple là gì? Một trong những yếu tố thành công của Apple đó là bí quyết quảng cáo. Thực tế, đối với mẫu quảng cáo mới nhất dành cho iPad 2 cũng không có gì quá nổi bật: không quá phô trương, không có những lời tuyên bố quá cường điệu mà thay vào đó là lời giới thiệu gần gũi, đơn giản về cách sử dụng.
Ý tưởng quảng cáo của Apple là một chiến lược xuyên suốt từ thiết bị iPhone cho đến iPad từ trước đến giờ. Đó là sự minh họa cho người dùng cách dùng và tiếp cận sản phẩm như thế nào và trung thành với tiêu chí để các sản phẩm tự “lên tiếng”. Chẳng hạn, lời thuyết minh trong thông điệp quảng cáo của iPad 2: Công nghệ không làm nên tất cả như chạy nhanh hơn, mỏng hơn, nhẹ hơn là những tính năng tạo ưu thế. Tuy nhiên vượt lên ý tưởng về công nghệ, đó là làm mọi thứ trở nên vui hơn, thú vị hơn thậm chí là kỳ diệu hơn. Một cú hích làm thỏa mãn cho 2 yếu tố trên là khi bạn chạm vào iPad 2.
Các mẫu quảng cáo của Apple được xem là hơi “quái” trong lĩnh vực CNTT và được đánh giá là khá hoành tráng và bóng bẩy hơn là đơn giản và quý phái. Thông thường, các mẫu quảng cáo thiết kế trong lĩnh vực CNTT hơi gây khó hiểu hay đánh lạc hướng khán giả thông qua những mẫu nhân vật ảo tưởng. Theo chuyên gia, quảng cáo không chỉ dừng lại ở chỗ trình bày thiết bị đó là gì mà còn phải làm thế nào để mô tả đặc tính của sản phẩm. Đối với mẫu quảng cáo của Apple, họ đã tập trung chăm chút và chú trọng để phô bày những nét chính trên sản phẩm.
Thử lấy lời thuyết minh trong đoạn quảng cáo chiếc máy tính bảng Motorola Xoom, là đối thủ gần đây nhất của iPad. Nội dung của đoạn quảng cáo là với tốc độ 1 GHz, bộ xử lý 2 lõi, đồ họa 3D với màn hình rộng hỗ trợ HD. Thật đáng để bạn sở hữu. Nội dung quảng cáo chủ yếu tập trung vào tính năng cho thấy bộ xử lý nhanh và nếu chơi trò chơi trên tablet này sẽ là tuyệt. Nhưng vấn đề ở chỗ là quảng cáo này có thể nhiều người tin và một số khác không tin.
Các chuyên gia nhận định, cách thức xây dựng quảng cáo của Apple: bản thân Apple luôn tự hào với những “đứa con” mới ra đời nên họ không cần dựa trên cách thức như đưa ra một phép so sánh với một thiết bị nào đó để cho thấy sản phẩm Apple đạt tốc độ nhanh hơn. Chính những thông điệp trên các sản phẩm và chiến lược của Apple đã giúp họ thành công và đạt hiệu quả.
Có nhiều người đã cho rằng không nên lặp lại từ kỳ diệu (magic) trong lời thuyết minh nội dung quảng cáo của Apple với lý do là từ này xuất hiện hơi thừa. Nhưng thực tế, cũng nhờ từ này mà một cô bé 6 tuổi cũng có thể “tò mò” và muốn dùng thử iPad. Bên cạnh sự đầu tư về mặt công nghệ và ý tưởng, quảng cáo cũng là một trong những phương tiện tạo nên sức hút, hấp dẫn với mọi lứa tuổi. Đến thời điểm này, không còn nghi ngờ gì nữa, Apple đã dùng công cụ này thật hiệu quả và đánh trúng tâm lý người dùng với thông điệp quảng cáo đơn giản, đi vào trực diện của vấn đề.