Trong bản ghi nhớ nổi tiếng năm 1995, Bill Gates cảnh báo rằng Microsoft đã không sẵn sàng cho "đợt triều cường Internet". 10 năm sau, chủ tịch hãng phần mềm khổng lồ Mỹ lại một lần nữa phải lo ngại về "làn sóng" các dịch vụ cung cấp ứng dụng qua mạng toàn cầu (SaaS).
Nhận thức của Microsoft có lẽ bắt đầu từ sự nổi lên của Google và cộng đồng Web 2.0 cùng những trang "mash-up" dựa trên XML đang thay đổi gần như mọi thói quen duyệt web trước đây. Tuy nhiên, phần mềm dịch vụ (software as a service - SaaS), viết tắt là SaaS hoặc SaS, đã xuất hiện từ nhiều năm trước đó. Saleforce.com, thành lập năm 1999, là một ví dụ điển hình về ứng dụng doanh nghiệp SaaS. Hãng này đang tận hưởng một trong những giai đoạn phát triển mạnh nhất với 390.000 thuê bao trong năm tài chính vừa qua. Công ty Employease (Mỹ), xuất hiện từ năm 1996, đã phân phối phần mềm HR thông qua trình duyệt cho hơn 1.000 doanh nghiệp khách hàng, hỗ trợ họ quản lý gần 700.000 nhân viên.
"Giờ đây, nhiều tên tuổi lớn khác đã cùng tham gia, trong đó có cả Microsoft, Oracle và SAP", Rick McGee, Phó giám đốc chiến lược SaaS của IBM, khẳng định. "SaaS không chỉ là hướng đi mới cho các hãng phân phối phần mềm mà còn mở ra cơ hội tiếp cận công nghệ cao cho doanh nghiệp vừa và nhỏ".
Thông thường, phần mềm được phát triển và phân phối như một sản phẩm hoàn chỉnh. Tuy nhiên, Internet đã tạo nên một xu hướng khác: biến phần mềm thành "dịch vụ theo yêu cầu" (on-demand). Bản chất của quan niệm này tương đối đơn giản: "Đừng mua phần mềm, hãy thuê và sử dụng khi nào bạn cần". Nó tương tự như việc thuê chỗ ở trong thời gian ngắn, phục vụ mục đích nhất thời, hơn là chật vật kiếm đủ tiền để mua cả một căn nhà.
Hãng nghiên cứu toàn cầu IDC định nghĩa SaaS là "phần mềm hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa". Điều này cũng đồng nghĩa với việc SaaS sẽ giúp khách hàng nhẹ gánh trong quá trình duy trì và tổ chức mặt kỹ thuật hàng ngày. Theo một điều tra gần đây của IDC, gần 1/3 số người tham gia khảo sát khẳng định họ đã sử dụng ít nhất một dịch vụ "theo yêu cầu" nào đó, trong khi 47,7% khác đang xem xét hoạt động này.
Tuy nhiên, SaaS ra đời không phải để nhấn chìm phần mềm đăng ký bản quyền kiểu truyền thống. Thị phần của SaaS trên thị trường ứng dụng doanh nghiệp hiện nay chỉ như một giọt nước trong bình: chiếm 1,5% tổng chi phí phần mềm ở Mỹ trong năm 2005 và IDC dự kiến sẽ tăng gấp đôi thành 3,8%, tức 10,7 tỷ USD, vào năm 2009. Ngoài ra, các doanh nghiệp tỏ ra chậm chạp khi tiếp cận SaaS vì lo ngại về độ tin cậy và sự phong phú của dịch vụ (ngay cả Salesforce.com gần đây cũng gặp khó khăn do sản phẩm khan hiếm).
Dù sao, sự chật vật của nhiều bộ phận tin học khi giảm thiểu chi phí triển khai ứng dụng cũng như những rắc rối phát sinh trong quá trình duy trì hệ thống khiến một số nhà quản lý công nghệ thông tin coi SaaS là điều may mắn trời cho với ưu thế về khả năng hoạt động linh hoạt. "Nó giúp người quản trị không phải động não nhiều. Tôi không còn phải quá lo lắng khi đối phó với những vấn đề máy chủ, bảo mật, hoạt động và duy trì...", Jon Williams, Giám đốc kỹ thuật của công ty Kaplan Test Prep & Admissions, một khách hàng của Salesforce.com, cho biết.
Một điểm thu hút khác đối với các công ty vừa và nhỏ là SaaS sẽ giảm đáng kể chi phí đăng ký CRM (quản lý quan hệ khách hàng) và ERP (giải pháp quản trị doanh nghiệp) - đang là sức ép lớn với các doanh nghiệp.
SAP khẳng định "dịch vụ CRM" của họ cũng tương tự như phần mềm SAP CRM thông thường. Oracle, đã kinh doanh trực tuyến các phiên bản E-Business Suite từ nhiều năm và thừa hưởng CRM OnDemand sau khi thâu tóm Siebel, cũng tuyên bố mô hình theo yêu cầu sẽ là trọng tâm trong dự án Fusion.
Tuy vậy, dịch vụ mới của SAP và Oracle lại chỉ nhận được cái nhìn coi thường từ những công ty chuyên về SaaS. Marc Benioff, Giám đốc điều hành Salesforce.com, thừa nhận sự góp mặt của SAP sẽ giúp mô hình "theo yêu cầu" trở nên có trọng lượng hơn trong mắt người sử dụng, ông này vẫn tin chắc rằng SAP đang đi sai đường.
"SaaS không phải là một thú tiêu khiển. Nếu bạn không có một nền tảng cấu trúc hướng dịch vụ (SOA - Service Oriented Architecture) thuần túy, 'theo yêu cầu' và multitenant (máy chủ dịch vụ lưu và quản lý những khách hàng khác nhau) thì đó chỉ là chuyện 'tào lao' và người sử dụng sẽ không nhận được bất cứ lợi ích nào như đã được quảng cáo về phần mềm dịch vụ", Patrick Grady, Giám đốc điều hành hãng Rearden Commerce, cũng tuyên bố. Grady nhấn mạnh SOA chính là "viên gạch" nền tảng của SaaS bởi cấu trúc này giúp khách hàng tùy biến dịch vụ một cách an toàn và không gặp trục trặc mỗi khi cập nhật.
Khi các công ty Web 2.0 phát triển mạnh mẽ và khẳng định được vị trí của họ, giống như Saleforce.com với nền tảng AppExchange (được cho là iTunes của ứng dụng doanh nghiệp), SaaS sẽ nhanh chóng thịnh vượng và bước vào giai đoạn phát triển tốc độ cao.
Hải Nguyên
SaaS - cơ hội không chỉ dành cho các 'ông lớn'
165
Bạn nên đọc
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
Cách xóa số liên hệ trên Telegram
Hôm qua -
12 bài văn về thầy cô hay và ý nghĩa nhất
Hôm qua -
Hướng dẫn đặt xe trên Be, gọi xe ôm trên ứng dụng Be
Hôm qua -
Kiểm soát định dạng khi dán văn bản trong Word
Hôm qua -
Những điều bạn không nên chia sẻ trên mạng xã hội
Hôm qua -
Vl, vkl, vcl là gì trên Facebook?
Hôm qua -
Hướng dẫn viết hoa trên Google Docs các kiểu
Hôm qua -
Làm thế nào để tắt chế độ kiểm tra chính tả trong Windows 10?
Hôm qua -
Giờ UTC là gì? Cách chuyển giờ UTC sang giờ Việt Nam
Hôm qua -
12 mẫu điện thoại có tốc độ 5G nhanh nhất hiện nay
Hôm qua