Netflix và Spotify đều là những ông lớn, nắm thị phần khổng lồ trong mảng kinh doanh dịch vụ truyền thông giải trí trực tuyến. Cả 2 công ty này đều là mang trong mình tham vọng cách mạng hóa nền công nghiệp giải trí bằng việc truyền tải nội dung số với một mức theo kiểu "Buffer".
Tuy cả hai đều giống nhau, là những công ty đứng đầu trong ngành truyền thông trực tuyến, thế nhưng cả hai lại phát triển trên hai hướng khác nhau. Netflix thì đi tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các kênh truyền hình trực tuyến theo yêu cầu, còn Spotify thì lại đang phát triển với hình thức kinh doanh nhạc số, đặc biệt là những sản phẩm của các hãng ghi âm nổi tiếng như Sony, EMI, Warner Music Group hay Universal.
Hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn đang xem một bộ phim yêu thích của mình trên Netflix. Soundtrack của bộ phim đó rất hay và bạn bỗng có nhu cầu muốn sở hữu nó. Bạn sẽ làm gì? Thoát khỏi dịch vụ này và mở các dịch vụ khác để mua nó sao? Như vậy thật quá bất tiện. Nhưng nếu 2 dịch vụ này cùng hợp tác với nhau thì sẽ tạo nên một công ty có khả năng cung cấp từ A-Z nhu cầu giải trí của bạn. "Song kiếm hợp bích" có thể là từ ngữ khá chính xác để diễn tả được lợi thế nếu cả 2 dịch vụ này cũng được sở hữu bởi cùng một thực thể.
Bên cạnh đó, hãy kể ra một số lợi thế chính nếu sát nhập 2 dịch vụ này với nhau.
Tăng sự phong phú của cơ sở dữ liệu
Những nhà cung cấp dữ liệu truyền thông như Netflix và Spotify thường xuyên phải thu thập một lượng dữ liệu lớn bao gồm video và các bài hát để cung cấp cho người sử dụng. Việc sáp nhập cả hai công ty sẽ làm tăng cơ sở dự liệu chung, từ đó có thể cung cấp cho người sử dụng những nguồn thông tin phong phú hơn.
Hãy thử tưởng tượng, bạn là fan hâm mộ của phim Glee, sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể vừa xem phim, vừa tìm kiếm tất cả các bản nhạc phim được sử dụng trong series này. Không chỉ có vậy, một bộ cơ sở dữ liệu phong phú sẽ giúp Netflix phát triển thêm nhiều ứng dụng cải thiện trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Tăng sức cạnh tranh trong lĩnh vực phát triển ứng dụng cho điện thoại
Spotify đã bỏ khá nhiều công sức trong việc phát triển những ứng dụng điện thoại di động, giúp cho khách hàng có thể kết nối trực tiếp và tải nhạc về điện thoại của mình. Tuy nhiên, mức độ phủ của dịch vụ này thì là quá hạn chế. Cho đến thời điểm hiện tại, những nền tảng có thể sử dụng được dịch vụ này chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Ngược lại, Netflix thì lại tỏ ra vượt trội hơn với sự hiện diện trên 800 thiết bị khác nhau, bao gồm cả ứng dụng trên Smart TV và khả năng chạy nội dung trên cả các đầu đĩa Bluray. Sát nhập với Netflix sẽ giúp Spotify khắc phục được nhược điểm này, qua đó sẽ tăng được số người dùng một cách nhanh chóng.
Tăng khả năng thống trị trên thị trường quốc tế
Kế hoạch mở rộng quy mô phát triển ra quốc tế của Netflix đã nhiều lần bị trì hoãn do thiếu khả năng thâm nhập vào thị trường của các quốc gia khác. Điển hình là sự thất bại trong việc thâm nhập thị trường các nước Nam Mĩ. Khác với Netflix, Spotify hiện đã mở rộng mạng lưới của mình và đã trở thành thương hiệu được chấp nhận tại khá nhiều thị trường nước ngoài. Như vậy, một khi việc sáp nhập xảy ra thì những cơ sở của Spotify trên toàn thế giới sẽ giúp Netflix cải thiện được sức cạnh tranh của công ty này trên thương trường quốc tế.
Cải thiện tình trạng kinh doanh
Netflix thì đang trên con đường phục hồi và trở lại thời kì đỉnh cao của mình, nhưng Spotify thì khác, hiện tại, lợi nhuận thấp kém của công ty đang làm đau đầu không ít các nhà đầu tư. Một số chuyên gia kinh tế còn nghi ngờ rằng, tình trạng này của Spotify sẽ còn tiếp diễn trong một khoảng thời gian dài sắp tới. Spotify chưa có được một hệ thống quản lý hiệu quả, chính vì thế phải trả khá nhiều cho các chi phí bản quyền nội dung.
Thế nhưng, một khi sáp nhập với Netflix, Spotify sẽ có thể tận dụng lượng giấy phép bản quyền khổng lồ của hãng này để cắt giảm chi phí cho việc mua bản quyền các nội dung số của mình.
Nâng cao chất lượng của mạng lưới truyền tải thông tin.
Netflix vừa mới công bố mạng truyền tải dữ liệu riêng của mình. Tuy nhiên, hệ thống truyền tải dữ liệu mới này lại tỏ ra quá cồng kềnh và không hoạt động hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, Spotify sử dụng hình thức chia sẻ P2P để giảm bớt chi phí duy trì mạng lưới truyền dữ liệu. Đây có thể là một mô hình hiệu quả mà Netflix có thể "học hỏi" và sử dụng sau khi có trong tay Spotify.
Như vậy, với sự phối hợp hoàn hảo những mặt lợi thế trên của Netflix và Spotify, hai ông trùm trong lĩnh vực truyền thông trực tuyến này sẽ có thể cùng phát triển và thống trị thị trường truyền thông trực tuyến. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc sáp nhập này cũng có thể đem đến những rủi ro nhất định khi mà tình hình kinh tế của cả hai công ty đều đang không thực sự khả quan do sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ như Apple và Microsoft.