Kodai-ji, một ngôi chùa 400 năm tuổi của trường phái Thiền tông Rinzai trong thời gian gần đây thu hút nhiều du khách và tín đồ Phật giáo. Họ đến đây để nghe thuyết pháp từ một "nhà sư" robot, có tên là Mindar.
"Nhà sư" robot này được tạo ra từ nhôm và silicon. Chùa Kodai-ji đã hợp tác với một nhóm các nhà khoa học từ Khoa Đổi mới Hệ thống của Đại học Osaka (Nhật Bản) dể phát triển "nhà sư" này vào năm 2019.
"Nhà sư robot" được lập trình sẵn hàng loạt các bài giảng giúp nâng cao trải nghiệm tâm linh. Ngoài ra, Mindar còn được trang bị một ống kính máy ảnh ở mắt trái, cho phép giao tiếp với người đối diện bằng mắt trong khi thân và tay của “nhà sư” có thể bắt chước tương tác giống như con người. Mindar còn có thể hiển thị video của những người đến thờ cúng trên tường.
"Nhà sư" robot có thể thuyết giảng và viết các thông điệp, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng thực sự hiểu niềm tin mà mình đang truyền tải.
Những tiến bộ trong khoa học đã làm cho robot có những tiến bộ đáng kể và có nhiều khả năng hơn nhưng trong mảng tôn giáo chúng có thể không đủ tin cậy . "Nhà sư" robot có thể thuyết giảng và viết các thông điệp, nhưng chúng không thực sự hiểu niềm tin mà mình đang truyền tải.
Vì vậy, nhiều du khách và tín đồ Phật giáo đánh giá “nhà sư” robot này là một nhân vật tôn giáo kém tin cậy hơn so với các nhà sư con người làm việc tại Chùa Kodai-ji.