Trong khoảng thời gian 2013 - 2015, điện thoại thông minh (smartphone) sẽ chi phối so với điện thoại truyền thống, 42% người sử dụng Việt Nam muốn thay đổi sang smartphone là những tìm hiểu và nghiên cứu về xu hướng về người dùng smartphone ở Việt Nam của Ericsson.
Theo nghiên cứu của Ericsson ConsumerLab, tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam dự tính sẽ tăng từ mức hiện tại là 16% (dự báo trước đây là 11%) lên 21% và tỷ lệ sử dụng máy tính bảng dự kiến tăng từ mức 2% hiện tại lên 5% trong vòng 6 tháng tới.
Rõ ràng smartphone đóng một vai trò chi phối rất lớn đối với sự tăng trưởng dữ liệu di động. Sự thay đổi này mang lại lợi ích cho cả nhà mạng cũng như xã hội và người sử dụng.
Xu hướng này sẽ thúc đẩy việc thay đổi phương thức kinh doanh gói cước truyền thống sang phương thức kinh doanh xây dựng gói cước mới.
Phó Tổng giám đốc Ericsson tại Việt Nam, Lào, Campuchia Dennis Brunetti cho biết cách kinh doanh này giống như kinh doanh của hàng không đó là nhà mạng làm như cách hàng không là phân khúc khách hàng theo hạng sang, economy… Nhà mạng cần biết khách hàng cần gì và phân loại để bán sản phẩm cho khách hàng để thu được doanh thu từ đó.
Aircell, một nhà mạng Ấn Độ đã thực hiện chia gói cước thành 5 mức lợi ích khác nhau, mỗi mức có lợi ích khác nhau người sử dụng lựa chọn loại cước phí khác nhau.
Giá thẻ (USD) | Trình duyệt | Các lợi ích miễn phí kèm theo | Ngày |
0,09 | 50MB | Chưa có | 1 |
0,25 | Không giới hạn | Chưa có | 3 |
0,50 | Không giới hạn | 5 bài hát khu vực và 5 bài hát quốc tế Thành viên của BLYK suốt đời | 7 |
1,7 | Không giới hạn | 30 bài hát khu vực và 10 bài hát quốc tế | 30 |
4,5 | Không giới hạn | 150 phút gọi nội mạng | 90 |
Để phân khúc khách hàng, nhà mạng có thể quan tâm tới mô hình kinh doanh mới ở hình sau:
Mô hình best-effort bên trái tạo 2 khoảng trống. Nếu nhà mạng luôn cung cấp gói cước theo mô hình này thì nhà mạng bỏ lỡ phân khúc khách hàng ở 2 khoảng trống màu trắng. Nếu khách hàng muốn trả tiền nhiều hơn để hưởng dịch vụ cao hơn nhưng nhà mạng không thể đáp ứng, do đó, nhà mạng mất doanh thu từ khoảng phân khúc khách hàng này.
Kinh doanh theo mô hình 2 bên phải (service-based broadband), khoảng bỏ lỡ khách hàng được giảm đi. Nếu nhà mạng xây dựng được các gói cước đa dạng hơn thì chinh phục được phân khúc thị trường khác nhau. Ericsson cho biết hệ thống của Erisson nghiên cứu được nhà mạng đang ở đâu, nội dung nào được khách hàng thích, loại điện thoại đang được sử dụng để đáp ứng phân khúc thị trường.
Phó Tổng giám đốc Dennis Bunetti cho biết vừa rồi Ericsson cung cấp OSS cho Mobifone. Đây là hệ thống tiên tiến ở Việt Nam cũng như khu vực châu Á - Thái Bình Dương. OSS này cho phép quản lý sự cố, hiệu suất, an ninh, lưu lượng, tải, dịch vụ như thế nào. Qua đó biết hệ thống tốt như thế nào, theo đó nhà mạng phân tích và ra gói cước hợp lý. Ví dụ khu vực nào mạng đang nghẽn quá thì thôi không khuyến mãi nữa.
Có được ưu điểm này, là năm ngoái, Ericsson mua công ty Telcordia của Mỹ, chuyên cung cấp OSS để không chỉ cung cấp hệ thống tính cước cho khách hàng (billing) mà quản lý được doanh số, mà còn làm sao đảm bảo không thất thoát doanh thu. Khi đối soát cước các nhà cung cấp, dễ mất cước. Khi chất lượng mạng thấp thì dễ mất cước. Giảm thất thoát cước nhỏ hơn. Trên thế giới, thất thoát phải 2%. Ở Việt Nam ít hơn nhưng cũng phải 5 - 10%. Tính trên doanh số thì khá lớn. Hệ thống do Ericsson cung cấp có thể xem chỗ nào bị thất thoát.
Với hệ thống này người sử dụng kiểm soát được tốc độ sử dụng để thanh toán trên khả năng sử dụng; Kiểm soát chi tiết theo thời gian: theo ngày, hay theo tháng; Kiểm soát gói cước sắp hết hạn sử dụng để kích hoạt lại. Theo quan sát thì có thể thấy có một số người sử dụng ở các nước Đông Nam Á chỉ cần sử dụng gói Skype, hoặc Facebook… theo đó, nhà mạng cũng có những gói cước riêng.
Theo Phó Tổng giám đốc Dennis Brunetti điện thoại thông minh cần sự cung cấp thông minh, đó là kết hợp của 3 yếu tố Các gói cước sáng tạo, Hợp tác nội dung và Phân khúc khách hàng.