ATT - Minh bạch theo dõi ứng dụng là tính năng cho phép người dùng chặn ứng dụng bất kỳ thu thập thông tin quảng cáo. Tính năng mới này mới được Apple bổ sung trên iOS 14.5.
Tuy nhiên theo một nhà cung cấp ứng dụng iOS, họ vẫn có thể thu thập dữ liệu từ 95% người dùng, ngay cả khi tính năng ATT đã được bật. Họ sẽ địa chỉ IP có được từ điện thoại và mạng mà người dùng sử dụng thay vì dùng mã nhận dạng quảng cáo hệ thống (IDFA) như thông thường.
Kỹ thuật lấy địa chỉ IP này có tên gọi là Fingerprinting. Kỹ thuật này đã từng được biết đến trước đây và cũng đã bị Apple cấm. Tuy nhiên khi IDFA bị chặn thì nó lại được các nhà phát triển tận dụng trở lại.
Trong khi đó, một nhà phát triển khác cũng tiết lộ rằng ông có thể sử dụng các phương pháp nhận dạng người dùng "có xác suất" dựa trên dữ liệu ID tạm thời của iPhone thay vì ID vĩnh viễn như IDFA. ID tạm thời chưa bị Apple ngăn chặn nên ông có thể "lách luật" của Apple.
Kể từ khi Apple bổ sung tính năng ATT, chỉ có 16% người dùng iOS trên toàn cầu và 6% ở Mỹ đồng ý chọn tiếp tục nhận quảng cáo trực tuyến. Tuy nhiên, nhiều ứng dụng đã sử dụng các giải pháp thay thế như một cách để xác định những người không đồng ý tham gia, từ đó thu thập một lượng thông tin như trước khi Apple ra mắt ATT.
Nhà tư vấn chiến lược tiếp thị Eric Seufert nhận xét, dù từ chối bị theo dõi thì người dùng vẫn bị thu thập dữ liệu như trước.
Vấn đề là Apple đã không thực sự ngăn chặn hành vi này của các nhà phát triển nên có thể xem Apple đang đồng lõa với những thứ đang xảy ra.
Alex Austin, Giám đốc điều hành của nền tảng tiếp thị di động Branch, ATT chỉ là một mánh lới quảng cáo của Apple mà thôi.
Khi tung ra tính năng ATT trên iOS 14.5, Apple khuyến khích người dùng nên kích hoạt ATT, khi đó các bên thứ ba không còn có thể theo dõi họ nữa. Nhưng nếu người dùng vẫn bị theo dõi, tức là tính năng chặn theo dõi ATT không hoạt động như quảng cáo Apple có thể sẽ phải ra tòa vì gây hiểu lầm cho khách hàng về quyền riêng tư.