Các chuyên gia vừa cảnh báo về một điểm yếu chết người trong cách thức xử lý các tệp tin Macromedia Flash có thể đặt người dùng trước các nguy cơ bị tấn công.
Tệp tin flash được nhúng trong các tệp tin MS Office có thể chạy hoặc thực thi các đoạn mã mà người dùng không hề hay biết.
Đây là vấn đề bảo mật có liên quan đến bộ phần mềm Microsoft Office thứ ba liên tiếp được phát hiện chỉ trong vòng có một tuần lễ.
Nếu khai thác thành công lỗi bảo mật này, kẻ tấn công có thể truy cập được các thông tin nhạy cảm và thực thi các đoạn mã độc hại trên hệ thống bị mắc lỗi, Symantec khẳng định trong bản tin cảnh báo gửi tới các khách hàng.
Chuyên gia nghiên cứu Debasis Mohanty là người phát hiện ra lỗi bảo mật này. Tuy nhiên, đây là vấn đề liên quan đến khả năng tải các bộ điều khiển ActiveX của các tệp tin Office chứ không phải là một lỗi bảo mật phát sinh từ tính năng của bộ ứng dụng. ActiveX là một ứng dụng nhỏ nhằm tăng tính tương thích của các trang web.
"Phương thức xử lý tệp tin Macromedia Flash trên phương diện thiết kế và bản thân tính năng không đặt người dùng vào các nguy cơ bị tấn công," đại diện của Microsoft cho biết.
Nhưng Microsoft cũng khẳng định điểm yếu này có thể bị tin tặc lợi dụng để tự động vận hành một ActiveX trên hệ thống của người dùng thông qua một tệp tin Office. Hiện Microsoft chưa ghi nhận được bất kỳ trường hợp nào các ActiveX có thể giúp tin tặc đột nhập hệ thống PC mắc lỗi thông cách thức này.
"Microsoft sẽ tiếp tục điều tra thêm các thông tin về vấn đề này để giúp cung cấp thêm những hướng dẫn cần thiết cho khách hàng," đại diện của Microsoft khẳng định.
Vấn đề liên quan đến ActiveX là vấn đề bảo mật thứ ba liên quan đến Office được phát hiện chỉ trong vòng có một tuần lễ. Ngày thứ ba vừa rồi, Microsoft cũng đã khẳng định một lỗi bảo mật liên quan đến một thành phần Windows "hlink.dll" có thể bị khai thác bằng các tạo ra một tệp tin Excel độc hại. Cuối tuần trước, một lỗ hổng khác trong Excel cũng đã bị khai thác để tấn công người sử dụng.
Để có thể khai thác được các lỗi bảo mật mới trong Office, kẻ tấn công cần phải tạo ra một tệp tin nguy hiểm và lưu trữ nó trên Internet, gửi qua email hoặc đưa tới tay các nạn nhân. Chỉ khi nào người dùng mở tệp tin đó ra thì vụ tấn công mới được xem là thành công.
Hầu hết mọi lỗi bảo mật đều được phát hiện ngay sau khi Microsoft phát hành bản vá bảo mật hàng tháng.
Hoàng Dũng
MS Office lại gặp vấn đề về bảo mật
50
Bạn nên đọc
-
Crucial ra mắt mẫu SSD Gen4 NVMe mới giúp Windows khởi động nhanh hơn Samsung, WD
-
Shazam kỷ niệm cột mốc bài hát thứ 100 tỷ được nhận dạng cùng nhiều kỷ lục ấn tượng khác
-
OpenDNS là gì, những ưu điểm, nhược điểm của OpenDNS
-
Age of Empires Mobile chốt thời điểm ra mắt chính thức trên iOS và Android
-
Microsoft ngừng hỗ trợ DRM cũ trên Windows Media Player, Windows 7/8, Silverlight
-
5 cách khởi chạy nhanh chương trình trên Windows
0 Bình luận
Sắp xếp theo
Xóa Đăng nhập để Gửi
Cũ vẫn chất
-
11 cách sửa lỗi "The System Cannot Find The Path Specified" trên Windows
Hôm qua -
Cách sửa lỗi “There Was a Problem Resetting Your PC”
Hôm qua -
Cách kiểm tra lịch sử giao dịch VPBank nhanh nhất
Hôm qua -
Tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình Windows 10
Hôm qua 4 -
Cách tạo VPN trên Windows 10
Hôm qua -
Code Đại Bang Chủ, giftcode Đại Bang Chủ event mới nhất
Hôm qua -
Cách xem video YouTube giới hạn độ tuổi mà không cần đăng nhập
Hôm qua -
Thủ thuật sử dụng Alt+Tab trên Windows 10
Hôm qua -
Lời chúc Giáng sinh bằng tiếng Anh hay và ngắn gọn
Hôm qua -
Tra soát ngân hàng là gì? Thời gian tra soát mất bao lâu?
Hôm qua